Sanofi Pasteur
bột đông khô pha tiêm : lọ bột đông khô + lọ chứa 0,7 ml dung môi nước cấtpha tiêm
THÀNH PHẦN
cho 1 liều | |
Virus Thủy đậu Varicella Zoster sống giảm độc lực (chủng Oka) | Tối thiểu 1 000 PFU |
Chất pha loãng: | |
NaCl | 1.14 mg |
KCl | 0.03 mg |
KH2PO4 | 0.29 mg |
NaH2PO4.12H2O | 3.14 mg |
Chất ổn định: | |
Sucrose tinh khiết | 25.0 mg |
L-Glutamate Natri | 0.36 mg |
Kháng sinh: | |
Kanamicin sulfate | 7 mcg (hiệu lực) hoặc ít hơn |
Erythromycin lactobionate | 2 mcg (hiệu lực) hoặc ít hơn |
DƯỢC LỰC
Vaccine thủy đậu được điều chế từ vi rút Varicella-Zoster chủngOka giảm độc lực.
CHỈ ĐỊNH
Phòng bệnh thủy đậu.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không được tiêm chủng cho những bệnh nhân sau đây:
Những người đang sốt.
Những người đang bệnh cấp tính.
Những người từng bị phản ứng quá mẫn gây ra bởi các thành phầncủa vaccine Thủy đậu.
Những người đang mang thai.
Những người không nên tiêm vaccine bởi các lý do khác ngoàicác lý do nêu trên.
CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG VÀ THẬN TRỌNG LÚC DÙNG
Tổng quát:
- Sử dụng vaccine này dựa vào sách hướng dẫn "Các qui tắcđể thực hiện tiêm chủng và những nguyên tắc chung về tiêm chủng".
- Trước khi tiêm vaccine thì những người được tiêm chủng phảiđược thầy thuốc kiểm ra sức khỏe toàn thân bằng cách đo nhiệt độ, và khám lâmsàng (quan sát bằng mắt thường, nghe tim phổi...).
- Mặc dù vaccine này không chứa gelatin, các triệu chứng sốchoặc quá mẫn (như nổi mày đay, khó thở, phù môi, hoặc phù thanh quản) vẫn có thểgặp sau khi tiêm vaccine dù rất hiếm: người đã tiêm vaccine phải được theo dõicẩn thận.
- Những phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ phải áp dụng biện pháptránh thai thích hợp một tháng trước khi định tiêm chủng và tránh có thai ít nhấtlà 2 tháng sau khi tiêm chủng.
Các trường hợp đòi hỏi sự quan tâm kỹ lưỡng trước khi tiêmchủng: Phải cẩn thận khi quyết định tiêm chủng cho các bệnh nhân thuộcnhóm dưới đây dựa vào tình trạng sức khỏe tổng quát và thăm khám toàn thân:
- Những người đang mắc bệnh như bệnh tim mạch, thận, gan, hoặcbệnh về máu hoặc các bệnh có tiến triển bất thường.
- Những người mà trong vòng 2 ngày trước khi tiêm chủng bị sốthay bị các triệu chứng như phát ban, biểu hiện tình trạng dị ứng.
- Những người có tiền căn co giật.
- Những người từng được chẩn đoán khiếm khuyết miễn dịch.
- Những người mắc các bệnh đi kèm với bất thường chức năng hệmiễn dịch hay các bệnh phải áp dụng phương pháp điều trị làm ức chế chức năng hệmiễn dịch (xem phần Liều lượng và Cách dùng).
- Những người nghi ngờ bị dị ứng với bất cứ thành phần nào củavaccine này.
Người cao tuổi:
Vì người cao tuổi thường bị suy giảm các chức năng sinh lý,tốt nhất nên đánh giá cẩn thận tình trạng sức khỏe trước khi tiêm vaccine.
TƯƠNG TÁC THUỐC
- Truyền máu và tiêm Gammaglobulin:
Vaccine này có thể sẽ không có hiệu quả ở những người đượctruyền máu hoặc tiêm các chế phẩm Gammaglobulin vì vaccine virus có thể không tạođược ảnh hưởng do sự trung hòa với các kháng thể của virus Varicella Zoster.Tiêm chủng cho những đối tượng này nên được lùi lại 3 tháng hoặc lâu hơn. Vớinhững người điều trị Gammaglobulin liều cao, nghĩa là 200mg/kg hoặc cao hơn vídụ như bệnh nhân bị bệnh Kawasaki hoặc ban xuất huyết giảm tiểu cầu cấp tính docăn nguyên miễn dịch (ITP), việc tiêm chủng nên được hoãn lại 6 tháng hoặc lâuhơn.
Nếu tiêm Gammaglobulin trong vòng 14 ngày sau khi tiêmvaccine này thì vaccine này có thể không có hiệu quả. Với những người này, 3tháng sau lần tiêm vaccine đầu hoặc lâu hơn nên tiêm chủng lại.
- Với những vaccine sống khác:
Với những người tiêm các vaccine sống khác như vaccine Bạiliệt uống, vaccine Sởi, vaccine Quai bị, vaccine Rubella, vaccine BCG, hoặcvaccine sốt vàng được khuyên nên hoãn ít nhất là 4 tuần hoặc lâu hơn rồi mớitiêm vaccine thủy đậu, vì hiệu quả của vaccine thủy đậu có thể bị giảm đi khidùng các vaccine làm từ virus sống khác.
TÁC DỤNG NGOẠI Ý
Phản ứng tại chỗ:
- Các phản ứng tại nơi tiêm như quầng đỏ, sưng, và nốt cứnghiếm khi gặp.
Phản ứng toàn thân:
- 1-3 tuần sau khi tiêm vaccine, sốt và phát ban đôi khi xuấthiện ở trẻ em và người lớn khỏe mạnh. Các triệu chứng này thoáng qua và thườngbiến mất sau vài ngày. Hiếm gặp, sốc phản vệ (ví dụ như nổi mày đay, khó thở,phù môi hay phù thanh quản).
- Các phản ứng quá mẫn có thể gặp, nhưng hiếm, xuất hiện tứcthì hay một ngày sau khi tiêm vaccine, với các biểu hiện như phát ban, ngứa, vàsốt.
- Xuất huyết do giảm tiểu cầu vô căn hiếm gặp (1/106). Banxuất huyết, chảy máu cam, chảy máu niêm mạc miệng thường xuất hiện trong thờigian 3 tuần sau khi tiêm vaccine.
- Người tiêm vaccine có các triệu chứng trên cần phải đượctheo dõi cẩn thận (ví dụ: xét nghiệm máu) và cần có phương thức điều trị thíchhợp.
Những người thuộc nhóm nguy cơ cao khi tiêm vaccine có thể bịphát ban dạng nổi sần và/hoặc bóng nước kèm theo sốt khoảng 14-30 ngày sau khitiêm chủng. Phản ứng lâm sàng này thường chỉ xuất hiện trong khoảng 20% bệnhnhân bị bệnh bạch cầu dòng lympho cấp tính.
Tiêm chủng cho những bệnh nhân có nguy cao, sau khi tiêm họcó thể bệnh Herpes Zoster, nhưng tỷ lệ bệnh thì bằng hoặc thấp hơn tỷ lệ bệnh củanhững người không tiêm chủng bị nhiễm bệnh thủy đậu tự nhiên.
LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG
Vaccine thủy đậu được hòa tan với 0,7ml dung môi kèm theo(nước cất pha tiêm), và thông thường một liều (0,5ml) được tiêm dưới da.
Các đối tượng sử dụng:
Vắc-xin này được tiêm cho các đối tượng trên 12 tháng tuổi,không có tiền sử mắc bệnh thủy đậu và phù hợp với các điều kiện sau đây:
1. Những bệnh nhân có nguy cơ cao, khi mắc bệnh thủy đậu cóthể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng (đó là: các bệnh nhân bị ung thư ví dụ bệnh bạchcầu cấp, những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch do điều trị, và những bệnh nhânbị nghi ngờ suy giảm miễn dịch).
- Các bệnh nhân bị bệnh bạch cầu dòng Lympho cấp tính cần cócác điều kiện sau đây: (1) đã có sự thuyên giảm bệnh ít nhất là 3 tháng; (2) Sốtế bào Lympho không được thấp hơn 500/mm3; (3) Phản ứng dương tính khi làm Thửnghiệm trên da kiểu-chậm với dẫn xuất protein tinh khiết (PPD),dinitrochlorobenzene (DNCB) hoặc phytohemagglutinin (PHA, 5mcg/0,1ml); (4) Phảingưng dùng tất cả các thuốc (ngoại trừ 6-mercaptopurine) được dùng trong hóa trịliệu duy trì ít nhất 1 tuần trước khi tiêm ngừa, và ít nhất là 1 tuần sau khitiêm ngừa mới được dùng thuốc trở lại; và (5) Phải tránh tiêm ngừa trong giaiđoạn điều trị tăng cường bệnh bạch cầu hoặc điều trị phối hợp gây ức chế miễn dịchmạnh mẽ, ví dụ như điều trị bằng phóng xạ.
- Chỉ có thể tiêm ngừa cho các bệnh nhân có khối u rắn áctính khi sự tăng trưởng khối u đã bị ức chế sau phẫu trị hoặc hóa trị. Các điềukiện đối với bệnh bạch cầu đã mô tả ở trên cũng được áp dụng cho những bệnhnhân này.
- Không khuyến cáo tiêm vắc-xin này cho những bệnh nhân có Bệnhbạch cầu dòng tủy cấp tính, bệnh bạch cầu tế bào-T hoặc u Lympho ác tính vì cáctriệu chứng lâm sàng hầu như sẽ xuất hiện và nồng độ kháng thể không tăng đángkể như mong đợi ở các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch thứ phát do bệnh cảnh cósẵn trước đó hoặc do dùng các thuốc điều trị các bệnh này.
2. Ở những đối tượng đang điều trị với các thuốc như ACTH hoặcCorticosteroids cho hội chứng thận hư hoặc cho viêm phế quản nặng, chỉ tiêm ngừakhi tình trạng lâm sàng của bệnh nhân ổn định. Nên thử Test da kiểu-phản ứng chậmtrước khi tiêm ngừa nếu nghi ngờ có suy giảm miễn dịch tế bào thứ phát do dùngthuốc.
3. Thậm chí, dù không nằm trong các tiêu chuẩn nêu trên (ngoạitrừ trường hợp khả năng miễn dịch bị ảnh hưởng đáng kể, ví dụ như số lượng tếbào Lympho thấp hơn 500/mm3) thì có thể tiêm vắc-xin này cho những trường hợpkhẩn cấp như trong trường hợp bệnh nhân bệnh bạch cầu có khả năng bị nhiễm dotiếp xúc với bệnh nhân bị thủy đậu, trong khi không có sẵn Immunoglobulin khángVaricella-Zoster (ZIG). Các số liệu lâm sàng cho thấy rằng trong những trường hợpnày thì những triệu chứng do mắc bệnh thủy đậu tự nhiên nặng hơn nhiều và nguyhiểm hơn bất kỳ phản ứng bất lợi nào có thể gặp do tiêm vắc-xin. Trong trường hợpnày, việc tiêm ngừa phải được thực hiện trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc.
4. Những đối tượng dễ mắc bệnh khi có tiếp xúc gần gũi vớicác bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao đã đuợc tiêm vắc-xin thủy đậu thì có lẽcũng nên tiêm vắc-xin này nhằm giảm nguy cơ nhiễm bệnh thủy đậu. Những ngườinày bao gồm bố mẹ, anh chị em ruột đồng thời cả những người tham gia chăm sóc bệnhnhân.
5. Những người lớn dễ nhiễm bệnh thủy đậu, ví dụ những ngườilàm công việc chăm sóc y tế và các sinh viên y khoa, cũng nên tiêm vắc-xin ngừathủy đậu vì bệnh thủy đậu khi xảy ra ở người lớn thường diễn tiến nặng hơn. Vắc-xinnày cũng được chỉ định cho nhũng phụ nữ dễ nhiễm bệnh để phòng bệnh thủy đậutrong khi mang thai.
6. Vắc-xin này có thể hữu ích để phòng ngừa hoặc ngăn chặn sựlây lan bệnh thủy đậu trong những cộng đồng sống gần gũi nhau ví dụ như cáckhoa phòng ở bệnh viện hoặc ký túc xá của các trường học.
Thận trọng khi sử dụng:
- Các thiết bị máy móc được tiệt trùng bằng cách sấy khô, hấptrong nồi hấp, luộc, dùng khí ethylen oxyde hoặc bằng tia gamma phóng xạ từcobalt 60 và làm nguội đến nhiệt độ phòng trước khi sử dụng cho tiêm ngừa.
- Sát trùng nắp lọ và vùng xung quanh bằng cồn trước khihoàn nguyên vắc-xin với dung môi kèm theo. Hòa tan vắc-xin đến khi được hỗn hợpđồng nhất và rút đúng lượng cần thiết cho một liều vào bơm tiêm. Cẩn thận tránhlàm nhiễm khuẩn chéo. Không được mở nắp lọ hoặc chiết dung dịch sang lọ khác.
- Thông thường, vắc-xin này được tiêm ở vùng cơ duỗi phầntrên của cánh tay sau khi đã tiệt trùng chỗ tiêm bằng cồn.
- Phải chắc chắn rằng đầu mũi kim không đâm vào lòng mạchmáu.
- Không dùng lại kim tiêm hay bơm tiêm.
- Người muốn tiêm vắc-xin phải nghỉ ngơi thoải mái vào ngàyđịnh tiêm và 1 ngày sau tiêm ngừa, và cần đảm bảo giữ chỗ tiêm sạch sẽ. Lập tứchỏi ý kiến bác sĩ nếu có biểu hiện như sốt hoặc co giật xảy ra sau khi tiêm ngừa.
BẢO QUẢN
Vaccine thủy đậu phải được bảo quản ở nhiệt độ từ +2°C đến+8°C. Tính ổn định càng tốt hơn nếu vaccin được trữ -10°C. Không được để đôngbăng phần dung môi hay vaccine đã pha. Chỉ có thể để đông băng phần bột đôngkhô.
Nguồn Mims.com