VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

TRUNG TÂM DỊCH VỤ Y TẾ DỰ PHÒNG

Trang chủ | Viện Pasteur | Giới thiệu | Bản đồ | Góp ý |
Liên kết website
  • Doitac01
  • Doitac02
  • Doitac03
  • Doitac04
Báo điện tử
  • Bao Ha Noi Moi
  • Bao Lao Dong
  • Bao Nhan Dan
  • Bao Tien Phong
  • Bao Tuoi Tre
  • Bao VN Express
Thời tiết Thời tiết

Bé trai nguy kịch vì căn bệnh quen thuộc

Bé trai 12 tuổi bị thuỷ đậu dẫn tới biến chứng nhiễm khuẩn huyết, tổn thương não, tiên lượng rất nặng.

Thuỷ đầu là bệnh truyền nhiễm lành tính nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể gây tiến triển nặng ở một số nhóm người. Ảnh minh hoạ: Shutterstock.
Thuỷ đầu là bệnh truyền nhiễm lành tính nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể gây tiến triển nặng ở một số nhóm người. Ảnh minh hoạ: Shutterstock.

Thuỷ đầu là bệnh truyền nhiễm lành tính nhưng trong một số trường hợp, bệnh có thể gây tiến triển nặng ở một số nhóm người. Ảnh minh hoạ: Shutterstock.

TS.BS Đào Hữu Nam, Trưởng khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết bé V.T. (12 tuổi, quê Điện Biên) được chuyển vào viện trong tình trạng sốt cao liên tục, nổi nốt phỏng và xuất huyết dưới da toàn thân.

Các bác sĩ phải sử dụng sử dụng thuốc kháng virus và thuốc Gama globulin (thuốc đặc biệt chỉ sử dụng trong trường hợp hội chẩn) và hỗ trợ hô hấp cho trẻ. Tuy nhiên, sức khỏe của bệnh nhi không cải thiện.

Tình trạng của trẻ nhanh chóng diễn tiến nặng, rơi vào tình trạng suy đa tạng, nhiễm trùng huyết, tổn thương não, xuất huyết dưới da, tiểu cầu giảm thấp… Em phải lọc máu, thở máy và nhiều lần cận kề cửa tử vì biến chứng thủy đậu.

Bé T. tiếp tục được cho sử dụng thuốc điều trị giảm tiểu cầu, truyền máu, thuốc kháng virus thế hệ mới. Sau 3 tháng điều trị, bệnh nhi dần hồi phục và được xuất viện.

Thủy đậu (hay trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến ở trẻ em, thường có biểu hiện là các phát ban, mụn nước, phỏng rộp chứa đầy dịch mủ gây ngứa ngáy, khó chịu, diễn biến lành tính.

Tuy nhiên, ở người có suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, thủy đậu có thể tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nội tạng như viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn tới tử vong.

Theo ThS.BS Nguyễn Phương Thảo, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh khi mắc thủy đậu rất dễ gặp những biến chứng khó lường. Cha mẹ cần nhận biết biểu hiện bệnh sớm, theo dõi dấu hiệu trở nặng để đưa con đến cơ sở y tế điều trị kịp thời.

Để phòng bệnh, trẻ chưa mắc thuỷ đậu 1-12 tuổi, cần được tiêm một liều vaccine để có kháng thể với virus Herpes zoster gây bệnh; hạn chế tiếp xúc với người bệnh thuỷ đậu hoặc Zona.

Ngoài ra, trẻ cũng cần được vệ sinh cá nhân đầy đủ để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Từ những tình huống, câu chuyện cụ thể, giải đáp của bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn hóa giải những hiểu lầm từ kinh nghiệm nuôi con dân gian truyền lại. Sách cũng lý giải một cách khoa học những thông tin chưa đúng đắn đang được lưu truyền hiện nay, mang đến góc nhìn đúng cho mỗi hiện tượng, sự việc với những kiến thức y khoa hiện đại.

Cuốn sách Để con được ốm giúp các bậc phụ huynh trang bị kiến thức trong việc chăm sóc trẻ một cách khoa học. Đi sâu vào vấn đề sức khỏe cùng những bất cập, tranh luận về chăm sóc con trẻ giữa các thế hệ trong gia đình Việt, cuốn sách trở nên gần gũi với bạn đọc Việt.


Tag: nặngtiên lượngtổn thương nãothuỷ đậu dẫn tới biến chứng nhiễm khuẩn huyết

Bình luận

Bạn cần phải Đăng nhập trước khi gửi bình luận.
 
Ngôn ngữ - Language
Tin nổi bật
Vaccine - vu khi moi trong phong chong sot xuat huyet da co mat tai Viet NamTrien khai so suc khoe dien tu tren toan quoc tu thanh cong tai Ha NoiBo truong Y te Nga tuyen bo vaccine chong ung thu moiMot virus pho bien gay benh ung thu nguy hiem cho nu gioi dang bi xem nheBo Y te thong tin ve co so du dieu kien tiem chung
Bé trai nguy kịch vì căn bệnh quen thuộc Bé trai nguy kịch vì căn bệnh quen thuộc
0.0/5 0