VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

TRUNG TÂM DỊCH VỤ Y TẾ DỰ PHÒNG

Trang chủ | Viện Pasteur | Giới thiệu | Bản đồ | Góp ý |
Liên kết website
  • Doitac01
  • Doitac02
  • Doitac03
  • Doitac04
Báo điện tử
  • Bao Ha Noi Moi
  • Bao Lao Dong
  • Bao Nhan Dan
  • Bao Tien Phong
  • Bao Tuoi Tre
  • Bao VN Express
Thời tiết Thời tiết

Bệnh than tái xuất hiện ở Lai Châu

Vừa qua, trên địa bàn huyện Than Uyên, Lai Châu xuất hiện mộtsố bệnh nhân nghi mắc bệnh nhiệt thán (hay còn gọi là bệnh than) do sau khi tiếpxúc, giết mổ, chế biến, ăn phải thịt gia súc ốm hoặc chết. Tính đến cuối tháng6/2011 đã có 1 trường hợp tử vong và 9 người đang nghi mắc bệnh.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, những ngày đầu tháng6/2011, tại bản Nam, xã Ta Gia, Than Uyên, Lai Châu đã có 4 bệnh nhân đến nhậpviện tại Khoa truyền nhiễm Trung tâm y tế huyện Than Uyên đều có biểu hiện: ngứa,mụn nước tại mu bàn tay trái, sau đó xuất hiện các vết loét màu đen, phù nhẹ,không đau. Những ngày sau, Trung tâm y tế Than Uyên lại tiếp nhận thêm 5 bệnhnhân cũng thuộc xã Ta Gia đều có những biểu hiện trên.

Sau khi căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và theo dõi điều trị,các bác sỹ kết luận các bệnh nhân trên nghi bị nhiễm bệnh than. Theo như lời kểcủa bà con trong xã, từ đầu tháng 6 tại bản Nam, bà con đã bắt được một con ngựatừ nơi khác đến, sau 4 - 5 ngày vẫn không có ai đến nhận, con ngựa lại có triệuchứng bỏ ăn. Do ít hiểu biết cộng với “tiếc của” nên những hộ trong bản đã bànnhau mổ thịt ngựa ăn. Sau 3 ngày ăn thịt ngựa mắc bệnh, anh Tòng Văn Son ở bảnNam, xã Ta Gia là người đầu tiên thấy trên tay có nhiều vết loét màu đen và sốtcao. Ngay sau đó, gia đình đã đưa anh đến bệnh viện huyện để khám. Những ngàytiếp theo, 6 người tham gia mổ hoặc ăn thịt ngựa cũng có biểu hiện giống anhSon.

Nhận được tin báo, đội YTDP thuộc Trung tâm y tế huyện ThanUyên phối hợp với trạm thú y, y tế thôn bản thành lập các tổ điều tra, xác minhnguyên nhân gây bệnh. Huy động nhân lực, phương tiện, vật tư, hóa chất, thuốcchống dịch, theo dõi và điều trị những người mắc bệnh. Tiến hành khử khuẩn tạikhu vực mổ và chế biến gia súc, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnhcho người và gia súc ở các bản thuộc xã Ta Gia.

Về trường hợp tử vong, theo điều tra dịch tễ của Trung tâm ytế huyện Than Uyên đó là do anh Lò Văn Pỏ, 40 tuổi, ở bản Đông, xã Phúc Than,Than Uyên, Lai Châu, tham gia giết mổ trâu bị bệnh. Sau khi mổ trâu về anh Pỏxuất hiện một nốt bỏng màu đen ở nếp lằn khửu tay phải, do chủ quan, không ý thứcđược mức độ nguy hiểm của bệnh nên đến nhập viện muộn cộng với biểu hiện xuấttiết đờm dãi, buốt đầu... nên anh Pỏ đã tử vong.

Ông Phạm Xuân Tân - Đội phó Đội YTDP, Trung tâm Y tế huyệnThan Uyên cho biết: “Than Uyên là nơi có ổ dịch than tiềm tàng từ ngày xưanhưng trong thời gian gần đây tại xã Ta Gia, Khoen On đã xuất hiện nhiều bệnhnhân có triệu chứng lâm sàng nghi nhiễm bệnh than. Nguyên nhân ban đầu là do bàcon đã tiếp xúc trực tiếp giết mổ và ăn thịt các gia súc bị mắc bệnh. Để khốngchế, không cho ổ dịch lan rộng ra địa bàn toàn huyện, cán bộ đội y tế dự phòngxuống vận động bà con không nên ăn thịt trâu bò ốm, chết; không giết mổ trâu bòchết và phối hợp với trạm thú y để quản lý chặt đối với ổ dịch gia súc. Triểnkhai phun thuốc xử lý môi trường, chất thải của gia súc và bệnh nhân”.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh gây ra, các cơ quanban, ngành, đoàn thể huyện Than Uyên cùng phối hợp với Trung tâm YTDP tỉnh LaiChâu phối hợp với trạm y tế, cán bộ thú y tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồngvề tình hình dịch bệnh, nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng bệnh. Người dân cầnnâng cao ý thức không giết mổ gia súc có biểu hiện ốm hoặc đã chết; không muabán, tiêu thụ, chế biến, ăn thịt gia súc khi chưa có dấu kiểm dịch của cơ quanthú y. Đặc biệt, khi người trong gia đình có biểu hiện mắc bệnh than, bà con phảikịp thời đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, chăm sóc và điều trị.

Bệnh nhiệt thán – bệnh than là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính từ gia súc (trâu, bò, ngựa, lợn, dê), truyền từ súc vật sang người do tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn hoặc giết mổ, chế biến, ăn thịt các gia súc bị mắc bệnh. Các triệu chứng đặc hiệu ở súc vật bị bệnh là: sốt cao, bỏ ăn, khó thở, xuất huyết ở các lỗ tự nhiên, máu màu đen, không đông, lách sưng to, mềm nhũn... Thường súc vật chết sau 3 - 4 ngày. Ðối với con người, khi tiếp xúc với dịch tiết, phủ tạng, da, lông, đặc biệt là khi ăn thịt con vật đã nhiễm bệnh thì sau 6 -12 giờ sẽ xuất hiện triệu chứng có các nốt, đám loét màu đen trên da, phù xung quanh vùng loét và có xu hướng lan rộng. Bệnh lây được qua cả ba đường: Tiêu hoá, hô hấp, qua da. Bệnh diễn biến nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: tổn thương não, suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, mất nước, mất máu, thủng ruột... tỷ lệ tử vong rất cao.

Hà Tĩnh

Nguồnsuckhoedoisong.vn


Tag: Bệnh thanbệnh ngoài dabệnh truyền nhiễm

Bình luận

Bạn cần phải Đăng nhập trước khi gửi bình luận.
 
Ngôn ngữ - Language
Tin nổi bật
Vaccine - vu khi moi trong phong chong sot xuat huyet da co mat tai Viet NamTrien khai so suc khoe dien tu tren toan quoc tu thanh cong tai Ha NoiBo truong Y te Nga tuyen bo vaccine chong ung thu moiMot virus pho bien gay benh ung thu nguy hiem cho nu gioi dang bi xem nheBo Y te thong tin ve co so du dieu kien tiem chungRua tay dung cach bang xa phong de phong benhMo rong do tuoi chi dinh tiem vaccine ngua HPV
Bệnh than tái xuất hiện ở Lai Châu Bệnh than tái xuất hiện ở Lai Châu
3.0/5 505