VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

TRUNG TÂM DỊCH VỤ Y TẾ DỰ PHÒNG

Trang chủ | Viện Pasteur | Giới thiệu | Bản đồ | Góp ý |
Liên kết website
  • Doitac01
  • Doitac02
  • Doitac03
  • Doitac04
Báo điện tử
  • Bao Ha Noi Moi
  • Bao Lao Dong
  • Bao Nhan Dan
  • Bao Tien Phong
  • Bao Tuoi Tre
  • Bao VN Express
Thời tiết Thời tiết

Sởi đang gia tăng ở nhiều nước nguy cơ bùng dịch, cách phòng bệnh đơn giản ai cũng có thể làm

1. Mối nguy khi mắc bệnh sởi

Bệnh sởi do virus sởi họ Paramyxoviride gây ra. Đây là một bệnh dễ lây truyền qua đường hô hấp (chủ yếu qua không khí). Trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh sởi, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên sởi có thể lây nhiễm ở mọi lứa tuổi. 

Nguyên nhân là do trẻ có sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, miễn dịch từ mẹ truyền sang giảm dần ngay sau đẻ, từ khoảng tháng thứ 6 trẻ có nguy có cao mắc sởi nếu có tiếp xúc với nguồn lây. Trẻ sinh ra từ mẹ không có miễn dịch với sởi (chưa từng mắc sởi, không được tiêm vaccine sởi trước khi mang thai) có nguy cơ rất cao mắc sởi sớm trong những ngày tháng đầu đời.

Bệnh nhân sởi thường có sốt, ho, sổ mũi, mắt đỏ và đau họng. Ngay sau đó, xuất hiện những nốt mẩn đỏ nhỏ li ti trên da trên mặt sau đó lan sang phần còn lại của cơ thể. Những người mắc bệnh sởi có khả năng lây nhiễm trong khoảng 8 ngày (4 ngày trước khi có dấu hiệu và 4 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng). 

Vì vậy, một người mắc bệnh sởi có thể lây nhiễm cho người khác mà không biết mình bị bệnh và họ có thể lây nhiễm rất lâu trước khi được chẩn đoán mắc bệnh sởi. Virus gây bệnh sởi có thể tồn tại trong không khí và trên các bề mặt tới 2 giờ và lây nhiễm rất nhanh. 

Sởi đang gia tăng ở nhiều nước nguy cơ bùng dịch, cách phòng bệnh đơn giản ai cũng có thể làm- Ảnh 2.

Trẻ thường dễ mắc bệnh sởi, nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

Sởi là bệnh chưa có thuốc đặc hiệu. Virus sởi có tính tàn phá hệ miễn dịch rất lớn do đó nguy cơ người mắc sởi có các biến chứng rất cao như: Viêm não, viêm phổi, viêm tủy, viêm tai giữa, tiêu chảy...

 2. Tiêm vaccine là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sởi

Hiện tại, để tránh cho trẻ mắc bệnh và những nguy cơ do sởi gây ra, biện pháp hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng sởi. Tiêm vaccine sởi cho trẻ cần được thực hiện đúng thời điểm để giúp trẻ tạo miễn dịch và phòng bệnh hiệu quả nhất. Do đó, các bậc cha mẹ nên cập nhật lịch tiêm chủng để đưa trẻ đi tiêm đúng và đầy đủ, tránh mắc bệnh và phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.

3. Vaccine nào phòng chống được bệnh sởi?

Các loại vacccine phòng sởi hiện có gồm vaccine đơn giá (MVVAC), vaccine phối hợp phòng sởi-rubella (MR) và vaccine phòng sởi-quai bị-rubella (MMR) đã được triển khai trong chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như tiêm chủng dịch vụ tại nhà.

Sởi đang gia tăng ở nhiều nước nguy cơ bùng dịch, cách phòng bệnh đơn giản ai cũng có thể làm- Ảnh 3.

Vaccine phòng sởi có thể giúp trẻ tránh nguy cơ mắc bệnh sởi và những biến chứng.

MVVAC là vaccine sống giảm độc lực chủng virus AIK-C có tác dụng phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. MVVAC được tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi, nhắc lại liều 2 có thành phần sởi lúc 18 tháng tuổi (thường là MR). Tùy từng trường hợp có thể cân nhắc tiêm cho trẻ nhỏ hơn.

MMR II là loại vaccine sống, giảm độc lực giúp tạo miễn dịch phòng 3 bệnh là sởi, quai bị và rubella. Tiêm mũi MMR đầu tiên khi trẻ được 12 tháng tuổi. Tiêm mũi nhắc lại thứ 2 cách mũi đầu tiên 4 năm hoặc tiêm khi trẻ 4-6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch.

Lưu ý, nếu trẻ tiêm vaccine sởi đơn MVVAC lúc 9 tháng tuổi thì 15 tháng tuổi có thể tiêm vaccine phối hợp MMR II mũi 1, nhắc lại MMR II mũi 2 sau 4 năm.

4. Vaccine phòng bệnh sởi là an toàn và hiệu quả

Vaccine phòng sởi đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả và mang lại khả năng bảo vệ lâu dài chống lại bệnh sởi. Hầu hết những người tiêm đủ hai liều vaccine phòng bệnh sởi sẽ được bảo vệ suốt đời và sẽ không bao giờ mắc bệnh sởi, ngay cả khi đã tiếp xúc với virus.

Một số người lo ngại rằng, bệnh tự kỷ có thể liên quan đến vaccine MMR. Tuy nhiên, các nghiên cứu không tìm thấy có mối quan hệ nhân quả giữa vaccine phòng bệnh sởi và bệnh tự kỷ.

5. Tiêm vaccine phòng sởi có tác dụng phụ không?

Cần lưu ý, việc tiêm vaccine phòng bệnh sởi có thể gây những tác dụng phụ như phát ban, sốt. Nhưng những triệu chứng này thường nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn. 

Tuy nhiên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời, nếu sau khi tiêm gặp những triệu chứng bất thường sau:

- Trẻ sốt cao trên 38,5 độ mà dùng thuốc hạ sốt nhưng không có tác dụng.

- Trẻ sốt cao và kéo dài trên >2 ngày.

- Trẻ bị tiêu chảy, ho.

- Trẻ khó chịu, bỏ bú hoặc bỏ ăn, khó thở hoặc thở nhanh, hôn mê, li bì...


Tag: cuối năm nay…thế giớisố khu vựctăng nguy cơ bùng phát dịch sởithểđiềudịch covid-19bỏ lỡ việc tiêm vaccine phòng sởitrì hoãnnước tathế giớinhiều nướcgia tăngtrường hợp mắc bệnh sởitế thế giớitổ chức

Bình luận

Bạn cần phải Đăng nhập trước khi gửi bình luận.
 
Ngôn ngữ - Language
Tin nổi bật
Vaccine - vu khi moi trong phong chong sot xuat huyet da co mat tai Viet NamTrien khai so suc khoe dien tu tren toan quoc tu thanh cong tai Ha NoiBo truong Y te Nga tuyen bo vaccine chong ung thu moiMot virus pho bien gay benh ung thu nguy hiem cho nu gioi dang bi xem nheBo Y te thong tin ve co so du dieu kien tiem chung
Sởi đang gia tăng ở nhiều nước nguy cơ bùng dịch, cách phòng bệnh đơn giản ai cũng có thể làm Sởi đang gia tăng ở nhiều nước nguy cơ bùng dịch, cách phòng bệnh đơn giản ai cũng có thể làm
0.0/5 0