VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

TRUNG TÂM DỊCH VỤ Y TẾ DỰ PHÒNG

Trang chủ | Viện Pasteur | Giới thiệu | Bản đồ | Góp ý |
Liên kết website
  • Doitac01
  • Doitac02
  • Doitac03
  • Doitac04
Báo điện tử
  • Bao Ha Noi Moi
  • Bao Lao Dong
  • Bao Nhan Dan
  • Bao Tien Phong
  • Bao Tuoi Tre
  • Bao VN Express
  • Bao Dan Tri
Thời tiết Thời tiết
Verorab

Verorab

Phòng bệnh dại
Giá : Liên hệ


Sanofi Pasteur
bột pha tiêm : hộp 1 lọ bột đông khô + ống tiêm chứa dung môi 0,5 ml hoặc ốngchứa dung môi 0,5 ml

THÀNH PHẦN

cho 1 đơn vị

Virus bệnh dại (chủng Wistar rabies PM/WI 38-1503-3 M)

1 liều miễn dịch*

Maltose

vừa đủ 1 liều miễn dịch

Albumin huyết thanh người

vừa đủ 1 liều miễn dịch

ống dung môi : dung dịch NaCl 0,4% vừa đủ 0,5 ml

* Khả năng bảo vệ ≥ 2,5 IU trước và sau khi làm nóng ở +37°C trong 1 tháng

CHỈ ĐỊNH

Trước phơi nhiễm:

Vaccine này được khuyến cáo dùng để phòng bệnh dại cho các đốitượng có nguy cơ phơi nhiễm cao:

Tất cả những người có nguy cơ thường xuyên, chẳng hạn nhưnhân viên làm việc ở phòng thí nghiệm chẩn đoán, nghiên cứu và sản xuất có liênquan đến virus dại thì nên tiêm ngừa. Nên làm huyết thanh chẩn đoán mỗi 6tháng. Nên tiêm mũi nhắc lại khi định lượng kháng thể dưới ngưỡng bảo vệ: 0,5IU/ml.

Những đối tượng sau nên tiêm ngừa dại vì thường xuyên cónguy cơ nhiễm bệnh dại:

- Bác sĩ thú y (và trợ lý), người canh giữ săn trộm thú, thợsăn, nhân viên kiểm lâm, người làm ở lò mổ thịt, người nghiên cứu về hang động,người làm nghề nhồi bông thú...

- Người đến vùng có dịch bệnh súc vật: trẻ em, người lớn vànhững người du lịch đến những vùng này.

Sau phơi nhiễm:

Sau khi xác định hay nghi ngờ phơi nhiễm, phải tiến hànhtiêm vaccine ngay lập tức để làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh dại. Tiêmvaccine dại phải được thực hiện ở một Trung tâm điều trị bệnh dại.

Việc điều trị được áp dụng tùy theo loại vết thương và tìnhtrạng con vật.

Bảng 1:

Trường hợp

Diễn tiến

Lưu ý

Súc vật

Bệnh nhân

Con vật không thể theo dõi

Tình huống nghi ngờ hay không nghi ngờ

Điều trị tại Trung tâm điều trị Dại

Điều trị** phải được hoàn tất

Con vật bị chết

Tình huống nghi ngờ hay không nghi ngờ

Gởi não con vật đến phòng xét nghiệm chuyên môn để phân tích

Điều trị tại Trung tâm điều trị bệnh Dại

Ngưng điều trị nếu kết quả xét nghiệm mô não âm tính, nếu ngược lại thì phải tiếp tục điều trị

Con vật còn sống

Tình huống không nghi ngờ

Con vật phải được bác sĩ thú y theo dõi*

Quyết định hoãn điều trị dại

Tiếp tục điều trị** tùy theo bác sĩ thú y theo dõi con vật

Tình huống nghi ngờ

Con vật phải được bác sĩ thú y theo dõi*

Điều trị tại Trung tâm điều trị dại

Ngưng điều trị** nếu việc theo dõi cho thấy nghi ngờ ban đầu không có giá trị, nếu ngược lại, tiếp tục điều trị

* Tại Pháp, sự theo dõi của bác sĩ thú y bao gồm 3 giấy chứng nhận vào Ngày 0, Ngày 7 và Ngày 14 xác nhận con vật không có dấu hiệu bệnh dại. Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, chó hay mèo phải được bác sĩ thú y theo dõi tối thiểu 10 ngày.

** Việc điều trị phải tùy theo độ nặng nhẹ của vết thương: xem bảng 2.

Bảng 2:

Mức độ nặng

Loại tiếp xúc

Điều trị nên áp dụng

I

Sờ hay cho súc vật ăn

Không điều trị, nếu có được bệnh sử đáng tin cậy

Liếm trên da lành

II

Gặm vùng da trần

Tiêm ngay vaccine

Những vết cào, sướt nhẹ không chảy máu

Liếm trên da có trầy

Tiêm Immunoglobulins kháng dại và vaccine dại ngay lập tức

III

Một hay nhiều vết cắn hay cào xuyên thấu da

Niêm mạc bị nhiễm nước dãi (liếm)

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chống chỉ định trong những trường hợp sau:

Trước phơi nhiễm:

-Sốt nhiễm trùng nặng, bệnh cấp tính, đợt tiến triển của bệnhmạn tính (tốt nhất nên hoãn việc tiêm vaccine),- Biết mẫn cảm với bất kỳ thànhphần nào của vaccine.

Sau khi phơi nhiễm:

Vì nhiễm virus dại có những diễn tiến nguy hiểm chết người,nên không có chống chỉ định tiêm vaccine điều trị.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG VÀ THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Sử dụng thận trọng ở người biết bị dị ứng với neomycin (hiệndiện vết trong vaccine).

Không tiêm mạch máu: phải chắc chắn rằng mũi kim không đâmvào mạch máu.

Immunoglobulins và vaccine dại không được sử dụng cùng mộtbơm tiêm hay tiêm cùng một vị trí.

Xét nghiệm huyết thanh học (thử nghiệm trung hòa kháng thể bằngkỹ thuật RFFIT (Rapid Fluorescent Focus Inhibition Test) phải được thực hiện ởnhững người tiếp tục có nguy cơ nhiễm virus dại (mỗi 6 tháng) và có thể thực hiệnmỗi 2 đến 3 năm sau mũi tiêm nhắc lúc 1 năm sau và lúc 5 năm sau ở những ngườicó nguy cơ không thường xuyên tùy theo sự đánh giá nguy cơ phơi nhiễm.

Ở những người suy giảm miễn dịch, có thể thực hiện xét nghiệmnày lúc 2 đến 4 tuần sau khi tiêm vắc-xin.

Nếu kết quả xét nghiệm chuẩn độ kháng thể dưới 0,5 IU/ml, ởnhững người suy giảm miễn dịch, cần thiết phải tiêm mũi nhắc hay mũi bổ sung.

Vaccine này không được tiêm vào mạch máu.

LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ

Vaccine này không phải là mục tiêu nghiên cứu của các nghiêncứu sinh quái thai ở súc vật.

Trong khi số liệu ở người chưa đầy đủ, nên hoãn việc tiêmvaccine trong trường hợp tiêm dự phòng trước phơi nhiễm.

Tiêm vaccine cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh dạicao, cần phải cân nhắc đánh giá lợi và hại trước khi tiêm.

Ở những trường hợp tiêm ngừa sau phơi nhiễm, do bệnh dại códiễn tiến nguy hiểm, nên thai kỳ không phải là chống chỉ định tiêm.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Corticosteroids và các điều trị ức chế miễn dịch có thể làmgiảm sản xuất kháng thể và việc tiêm vaccine sẽ không hiệu quả. Do đó, tốt nhất2 đến 4 tuần sau khi tiêm mũi vaccine cuối nên làm xét nghiệm đo độ trung hòakháng thể.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

Giống như các hoạt chất khác, ở một số người dược phẩm nàycó thể gây ra những tác dụng không mong đợi ở nhiều mức độ khác nhau:

- Các phản ứng tại chỗ nhẹ: đau, quầng đỏ, sưng, ngứa và nốtcứng tại nơi tiêm.

- Các phản ứng toàn thân: sốt vừa, run rẩy, ngất, suy nhược,đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau cơ, rối loạn dạ dày-ruột (buồn nôn, đau bụng).

- Ngoại lệ, sốc phản vệ, mày đay, ban đỏ.

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG

Cách tiêm và đường tiêm:

Hoàn nguyên vaccine bằng cách bơm chất pha loãng vào lọ bộtvà lắc thật kỹ đến khi bột trong lọ tan hoàn toàn thành huyền dịch. Dung dịch đồngnhất, trong suốt và không có cặn. Rút dung dịch này vào bơm tiêm.

Phải tiêm vaccine ngay sau khi hoàn nguyên và phải hủy bơmkim tiêm sau khi sử dụng.

Đường tiêm:

Tiêm bắp (IM): người lớn tiêm ở vùng cơ Delta cánh tay, trẻem tiêm ở mặt trước-bên đùi. Không tiêm vào vùng mông.

Trong một số trường hợp có thể áp dụng Tiêm trong da (ID)(xem đoạn dưới), tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay.

Liều dùng:

Một liều tiêm bắp (IM) là 0,5 ml vaccine đã hoàn nguyên.

Một liều tiêm trong da (ID) là 0,1 ml vaccine đã hoànnguyên, nghĩa là bằng 1/5 liều tiêm bắp.

Phác đồ tiêm vaccine nên được áp dụng theo tình huống tiêmvaccine và tình trạng miễn dịch đối với bệnh dại của người tiêm.

Tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:

- Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5 ml/liều) vào Ngày0, Ngày 7, Ngày 28.

- Tiêm nhắc: 1 năm sau.

- Các mũi tiêm nhắc sau đó: mỗi 5 năm.

Lịch tiêm vào Ngày 28 có thể tiêm vào Ngày 21.

Tiêm vaccine "điều trị" (dự phòng bệnh dại sau khixác định hay theo dõi phơi nhiễm):

Điều trị sơ cấp cứu:

Việc điều trị vết thương rất quan trọng và phải được thực hiệnngay sau khi bị cắn. Đầu tiên, phải rửa vết thương với thật nhiều nước và xàphòng hay thuốc làm sạch vết thương, sau đó bôi cồn 70°, cồn iod hay dung dịchdẫn xuất amonium bậc 4 tỷ lệ 0.1/100 (chú ý là phải rửa sạch xà phòng ở vếtthương vì hai chất này trung hòa lẫn nhau).

Vaccine điều trị phải được thực hiện dưới sự giám sát y khoavà chỉ tiêm tại Trung Tâm Điều Trị Bệnh Dại.

Phác đồ tiêm bắp:

Tiêm vaccine ở người chưa tiêm dự phòng:

Người lớn và trẻ em dùng cùng một liều: tiêm 5 mũi, mỗi mũi0.5 ml vào Ngày 0, Ngày 3, Ngày 7, Ngày 14, Ngày 28.

Trong trường hợp phơi nhiễm độ III (xem Chỉ định - Bảng 2),phải tiêm Immunoglobulins dại kết hợp với vaccine. Tạo miễn dịch thụ động bổsung vào Ngày 0 được yêu cầu với:

- Immunoglobulins dại có nguồn gốc từ người (HRI): 20 IU/kgcân nặng cơ thể.

- Immunoglobulins dại có nguồn gốc từ ngựa: 40 IU/kg cân nặngcơ thể.

Nếu có thể được, nên tiêm vaccine bên đối diện với vị trítiêm Immunoglobulins.

Trong vùng có dịch bệnh ở súc vật, độ nặng của một vài trườnghợp phơi nhiễm tùy thuộc vào độ nặng của vết thương và/hoặc vị trí vết thương(gần hệ thần kinh trung ương), đến khám trễ hay tình trạng suy giảm miễn dịch củacá nhân, mà có thể thay đổi, tùy trường hợp, tiêm 2 mũi vào Ngày 0. Tiêmvaccine ở người đã tiêm dự phòng (và có sổ tiêm ngừa để biết chắc chắn lịchtiêm ngừa trước đây): Tiêm vaccine trong vòng 5 năm trở lại đây (vaccine dạiloại nuôi cấy trên tế bào): 2 mũi tiêm và Ngày 0 và Ngày 3.

Tiêm vaccine đã hơn 5 năm hay tiêm không đầy đủ: tiêm 5 mũivào Ngày 0, Ngày 3, Ngày 7, Ngày 14 và Ngày 28, tiêm immunoglobulins dại nếu cần.

Thực tế, nếu thời gian từ lúc tiêm mũi nhắc đến nay quá 5năm hay tiêm vaccine không đầy đủ, bệnh nhân được xem như trường hợp không chắcchắn có chủng ngừa. Phác đồ tiêm trong da: Đối với tiêm ngừa sau phơinhiễm, Tổ Chức Y Tế Thế Giới công nhận hiệu lực của việc tiêm vaccine dại bằngđường tiêm trong da (ID). Nếu Verorab được tiêm trong da, các hướng dẫn và thậntrọng sau cần được tôn trọng triệt để.

Một liều tiêm trong da là 0.1 ml vaccine hoàn nguyên, nghĩalà bằng 1/5 liều tiêm bắp. Tiêm vaccine ở người chưa tiêm dự phòng:Phác đồ"2-2-2-0-1-1" được khuyên dùng:

- Hai mũi tiêm trong da, mỗi mũi 0,1 ml tại hai vị trí khácnhau vào Ngày 0, Ngày 3, Ngày 7.

- Một mũi tiêm trong da 0,1 ml tại một vị trí vào ngày 28(hoặc Ngày 30) và Ngày 90. Tiêm vaccine ở người đã tiêm dự phòng (xem địnhnghĩa ở phần trên): Tiêm nhắc khẩn cấp: 0,1 ml vào Ngày 0 và Ngày 3.

Thận trọng đặc biệt khi tiêm trong da:

Điều cơ bản là việc tiêm Verorab bằng đường tiêm trong da chỉđược phép thực hiện bởi nhân viên y tế đã được huấn luyện về kỹ thuật này để đảmbảo rằng vaccine được tiêm trong da chứ không phải là tiêm dưới da.

Khi tiêm trong da, thích hợp nhất là dùng bơm tiêm tiệttrùng có sẵn kim tiêm (loại bơm kim tiêm insulin).

Mỗi người phải được dùng bơm và kim tiêm tiệt trùng để rútvà tiêm từng liều vaccine nhằm tránh lây nhiễm qua lại. Tiêm trong da đúng kỹthuật sẽ tạo nên một "nốt phồng da cam". Nếu vaccine được tiêm sâuquá thì sẽ không thấy nốt sần này, phải rút kim ra và tiêm lại ở một vị trí gầnđó.

Verorab không chứa chất bảo quản, do đó, vaccine đã hoànnguyên cần được bảo quản cẩn thận để tránh lây nhiễm.

Bất kỳ lọ vaccine đã hoàn nguyên nào cũng phải đuợc dùngngay càng sớm càng tốt. Nó phải được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ +2 đến+8°C và phải được sử dụng trong ngày sau khi hoàn nguyên hoặc hủy phần còn thừa.

Không được tiêm trong da (ID) trong những trường hợpsau:

- Những người đang điều trị dài ngày bằng corticosteroid haycác thuốc ức chế miễn dịch khác hay chloroquin,

- Những người bị khiếm khuyết miễn dịch,

- Những người, đặc biệt là trẻ em, bị những vết cắn nặng, đặcbiệt là ở vùng đầu và cổ, hay đến khám trễ sau khi bị vết thương.

BẢO QUẢN

Bảo quản ở nhiệt độ từ +2°C đến +8°C (trong tủ lạnh).

Nguồn Mims.com


Bạn cần phải Đăng nhập trước khi gửi bình luận.
 
Ngôn ngữ - Language
Tin nổi bật
Dich vu dang ky su dung vac xinVac xin hien co tai Trung tam tiem chung 131 Lo Duc - Ha NoiThong bao dang ky gio tiem chungThong bao gio lam viec mua Dong 2022Thong bao ve viec xay dung nang cap co so vat chat Trung tam dich vu y te du phongThong bao ve viec Trung tam bao duong duong day dien thoaiVi sao su dung toi 3 vac xin moi trong Tiem chung mo rong 2018Da co vac xin 5 trong 1 moi thay the Quinvaxem trong tiem chung mo rongThong bao ve viec ngung su dung dau so tu van tiem chung va xet nghiem tong dai 1088Thong bao gio lam viec mua dong 2017
Sản phẩm mới
Verorab Verorab
3.5/5 24135