Đây là khẳng định của TS Trần Thanh Dương - Cục Phó Cục Y tếdự phòng trong ngày 1-10-2011. Bởi chỉ trong 1 tuần qua, cả nước có thêm 2.091trường hợp mắc tay chân miệng (TCM) tại 51 địa phương, trong đó có 3 trường hợptử vong tại Đồng Nai, Kiên Giang và Cà Mau, nâng tổng số ca mắc trong cả nước từđầu năm đến nay lên 61.805 trường hợp tại 61 tỉnh thành, 114 trường hợp tử vongtại 24 tỉnh, thành phố.
Dịch TCM đã lan rộng, nhưng vẫn chưa được nhìn nhận đúng
Trong khi các cơ quan chức năng tuyên bố quyết liệt chống dịchvà không công bố dịch vì "đang trong tầm kiểm soát” thì bệnh TCM vẫn khôngngừng tăng cả về tính chất lẫn quy mô. 69,1% số ca mắc và 89,5% số tử vong làtrẻ dưới 3 tuổi. Kết quả xét nghiệm 1.332 mẫu bệnh phẩm cho thấy, 757 mẫu dươngtính với virus EV71, 575 mẫu dương tính với các EV khác. Những địa phương có sốmắc TCM cao là Đồng Nai 5.332 ca, TP Hồ Chí Minh 8.972 ca. Hiện nay Khoa Nhiễm– Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP Hồ Chí Minh, mặc dù số ca mắc TCM của TPđã chững lại, nhưng BN từ các địa phương chuyển về vẫn nhiều, chiếm trên 70% sốbệnh nhi TCM đang điều trị tại đây. Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng Khoa chobiết, do địa phương không công bố dịch, cùng với tâm lý "vẫn còn tuyếntrên”, nên các tỉnh không mặn mà với điều trị và cứ "kính chuyển” bệnh vềTP Hồ Chí Minh cho nhanh mà an toàn. Thông báo của Trung tâm Y tế dự phòng QuảngNgãi, hiện Quảng Ngãi đang là tỉnh có số ca mắc TCM cao nhất khu vực miền Trungvới 5.555 trường hợp. 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên đều có người mắc TCM, tập trungchủ yếu tại tỉnh Đắc Lắc với 1.273 trường hợp, trong đó có 1 người tử vong. Tại26/28 tỉnh, thành phố; 220/300 quận, huyện và 1.544/5.044 xã, phường thuộc khuvực phía Bắc số BN mắc TCM, tập trung ở Thanh Hoá 2.161 trường hợp mắc, 2 trẻ tửvong. 26/27 huyện, thị có dịch TCM. Theo ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Giám đốc SởY tế Thanh Hoá, so với đỉnh dịch hồi tháng 7 thì đỉnh dịch thứ 2 (từ tháng 9 đếntháng 11) bệnh còn diễn biến phức tạp hơn cả về tính chất lẫn quy mô. Ông TrầnThanh Dương - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng thông báo, trong những tháng tới,dịch bệnh TCM ở nước ta vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng số mắc, tửvong.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Bình - Cục trưởng Cục Y tế dựphòng lại "vô tư” khẳng định với báo giới rằng: "Không có gì phải quálo lắng. Hiện bệnh TCM vẫn được kiểm soát tốt. Và không thể so sánh TCM với dịchcúm A/H5N1 được. Mỗi bệnh có virus khác nhau, cơ chế lây truyền khác nhau, tácnhân biến đổi khác nhau”. Tại nhiều nơi, cán bộ y tế còn rất chủ quan như tỉnhHoà Bình. Khi được hỏi về công tác phòng, chống bệnh TCM, một cán bộ Sở Y tế thảnnhiên: "Dịch TCM chẳng có gì phải quan tâm thái quá như thế. Nhiều bệnh dịchcòn quan trọng hơn như cúm, HIV...”. Còn nhớ, trong buổi trả lời trực tuyến cáctỉnh thành về dịch TCM và quyết định không công bố dịch (ngày 20-8), cả nước chỉcó khoảng 35.000 ca mắc tại 52 tỉnh thành với 83 trường hợp tử vong tại 17 địaphương. Thì đến nay, số mắc đã tăng thêm 26.805 ca, tử vong tăng 31 trường hợptại 61 tỉnh thành và dịch bệnh chưa có dấu hiệu dừng.
Cán bộ y tế dự phòng, bác sĩ điều trị quá mệt mỏi
Mới đây Cục Y tế dự phòng thừa nhận, hiện số người mắc bệnhTCM trên cả nước giảm rất chậm do sự thay đổi hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinhcho trẻ của các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ chuyển biến chậm. Công tácphòng, chống dịch mới chỉ tập trung vào một số hoạt động vệ sinh môi trường nhưphun hoá chất diệt khuẩn mà chưa chú trọng vào khâu thay đổi hành vi vệ sinh cánhân như rửa tay, làm sạch đồ dùng sinh hoạt của người dân. Tại quận 12, TP HồChí Minh, một cán bộ y tế dự phòng phàn nàn, năm nào cũng có dịch bệnh, nhưng ýthức của người dân rất chậm. Thêm vào đó, kinh phí cho phòng chống bệnh còn hạnchế, ý thức người dân về phòng dịch còn kém nên số ca mắc mới vẫn không ngừngtăng, thậm chí còn tăng cao hơn vào đợt đỉnh 2 của dịch bệnh. Đến nay bệnh TCMvẫn không nhận được sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo địa phương và không huy độngđược các ban ngành vào cuộc, mà giao phó cho ngành y tế. Tại khoa nhiễm một bệnhviện nhi ở TP.HCM, một bác sĩ đã làm đơn xin nghỉ vì quá căng thẳng. Nhiều nhânviên của khoa này thừa nhận, nếu đây không phải là tuyến cuối, họ sẽ chuyểnngay trẻ mắc TCM lên tuyến trên vì... không chịu nổi. Vì đây không phải dịch,nên cán bộ phòng chống tay chân miệng trực tiếp chỉ nhận được phụ cấp 30.000 đồng/ngày(thay vì 60.000 đồng/ngày nếu là dịch), còn nếu làm việc gián tiếp thì không cótiền!
Trước tình trạng bệnh TCM diễn biến quá nhanh, Luật sư Lê HiếuĐằng - Phó Chủ nhiệm hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật của Ủy ban Mặt trậnTổ quốc Việt Nam khẳng định, các biện pháp của Bộ Y tế và các địa phương đưa rađể ngăn chặn dịch bệnh là không hiệu quả. Nguy hiểm hơn, trong bối cảnh nguy cấpnhư vậy, mà Bộ vẫn báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ là đã kiểm soát được dịch bệnh,cho thấy sự thờ ơ và bệnh thành tích. Nếu Bộ Y tế và các tỉnh thành cứ lấn cấnchuyện công bố đã thành dịch TCM thì khó có thể tập trung nguồn lực để dập dịch,khó tránh những cái chết thương tâm cho hàng nghìn trẻ nhỏ khác.
Thanh Loan
Nguồn daidoanket.vn
Tag: bệnh tay chân miệng, bệnh truyền nhiễm, cục y tế dự phòng, thuốc sát khuẩn, cloramin B