Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Namtỉ lệ nhiễm vi-rút viêm gan B chiếm 10%-20% tổng dân số.
Đây chính là nguyên nhân gây ra tới hơn 80% các ca bệnh vềgan và ung thư gan. Tỉ lệ đồng nhiễm ở người sống chung với HIV cũng vào khoảng10%.
Gia tăng mối lo về viêm gan C
WHO phân tích, bệnh viêm gan là một chứng viêm nhiễm ở gan hầu hết do vi-rútviêm gan gây ra. Có năm loại vi-rút viêm gan chính, được gọi là các loại A, B,C, D và E. Viêm gan A và E thường do ăn uống phải thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.Viêm gan B, C và D thường xảy ra sau khi tiếp xúc với các dịch tiết của cơ thểbị nhiễm bệnh, chẳng hạn như truyền máu hoặc các sản phẩm máu của người nhiễm bệnh,các thủ thuật y tế có dùng dụng cụ nhiễm khuẩn.
Viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con, giữa các thành viên trong gia đìnhvà qua quan hệ tình dục. Vi-rút viêm gan B và C gây bệnh gan mãn tính cho hàngtrăm triệu người. Hai loại vi-rút này là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh xơgan và ung thư gan. Bệnh viêm gan B mãn tính có thể điều trị bằng thuốc nhưng rấttốn kém và việc tiếp cận điều trị vẫn còn hạn chế ở nhiều nước đang phát triển.
Điều đáng lo ngại là đối với bệnh viêm gan C - một nhiễm trùng vi-rút ở gan dễlây lại chưa có vắc-xin để dự phòng. Nhiễm vi-rút viêm gan C xuất hiện trêntoàn thế giới với khoảng 130-170 triệu người bị nhiễm mãn tính. Tại Việt Nam, mốiquan tâm về viêm gan C đang ngày càng tăng. Đặc biệt những người tiêm chích matúy có tỷ lệ nhiễm viêm gan C rất cao, có thể tới 98,5%.
Hiện nay, thuốc điều trị viêm gan C có chi phí rất cao, chưa được phổ biến rộngrãi tại Việt Nam. Mặc dù có những tiến bộ khoa học và nghiên cứu chuyên sâuđang dẫn đến sự phát triển của nhiều loại thuốc kháng vi-rút mới, dạng uống đểđiều trị nhiễm trùng viêm gan C… nhưng với các nước có nguồn lực hạn chế vẫnkhó khăn để tiếp cận được.
Tiêm chích, truyền máu không an toàn sẽ dẫn đến viêm gan B,C, D.
Cam kết đánh gục viêm gan vi-rút
WHO đưa ra cảnh báo, số người bị nhiễm vi-rút viêm gan B ở khu vực Tây TháiBình Dương chiếm gần 50% số người nhiễm trên toàn cầu. Trong khi hầu hết các nướctrong khu vực đã giảm tỉ lệ nhiễm vi-rút viêm gan B ở trẻ em xuống dưới 2% thìcác quốc gia ở Tây Thái Bình Dương (trong đó có Việt Nam, Lào, Campuchia) vẫnchưa đạt được. Nguyên nhân chủ yếu do diện bao phủ tiêm chủng còn thấp.
Tại phần lớn các quốc gia này, một nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ tiêm chủngthấp là số lượng lớn các ca sinh đẻ tại nhà mà không có bà đỡ lành nghề, gâykhó khăn trong việc cung cấp vắc-xin và các dịch vụ chăm sóc y tế khác.
Tại Việt Nam, từ năm 2003 đến năm 2006 tỉ lệ tiêm chủng vắc-xin viêm gan B đã bịgiảm đi. Nếu như năm 2003, diện bao phủ tiêm chủng vắc-xin này lên đến 94%; năm2005 tiêm chủng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh đạt hơn 60% thì đến năm2006, do các trường hợp tử vong sau tiêm chủng (nhưng không liên quan đến vắc-xin)khiến nhiều bác sĩ tại các bệnh viện ngừng tiêm chủng sau sinh và dẫn đến diệnbao phủ tiêm chủng giảm xuống còn khoảng 20%. Trong 3 tháng đầu năm 2011, tỉ lệtiêm vắc-xin trong vòng 24 giờ đầu sau sinh ở trẻ là 8,8%.
Trước những thách thức trên, WHO đã quyết định lấy ngày 28-7 hàng năm là ngàyViêm gan Thế giới nhằm thúc đẩy các hành động cụ thể hướng tới việc ngăn ngừavà kiểm soát những loại vi-rút này và căn bệnh do chúng gây ra.
Ngày 28-7 năm nay là ngày Viêm gan thế giới đầu tiên. WHO cam kết tập trung vào9 quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương nhằm giảm tỉ lệ nhiễm vi-rút viêmgan B ở trẻ em xuống dưới 2% vào năm 2012 và trong tương lai còn dưới 1%, TSShin Young-soo, Giám đốc tại khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thếgiới cho biết như vậy.
Thịnh An
Nguồn phapluatxahoi.vn
Tag: viêm gan b, ung thư gan, tiêm phòng viêm gan B, vắc xin viêm gan B, Bệnh viêm gan B