VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

TRUNG TÂM DỊCH VỤ Y TẾ DỰ PHÒNG

Trang chủ | Viện Pasteur | Giới thiệu | Bản đồ | Góp ý |
Liên kết website
  • Doitac01
  • Doitac02
  • Doitac03
  • Doitac04
Báo điện tử
  • Bao Ha Noi Moi
  • Bao Lao Dong
  • Bao Nhan Dan
  • Bao Tien Phong
  • Bao Tuoi Tre
  • Bao VN Express
Thời tiết Thời tiết

Khắc chế phế cầu khuẩn, bảo vệ trẻ em

Phế cầu khuẩn gây ra những bệnh nguy hiểm ởtrẻ nhỏ, đặc biệt là 4 bệnh: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổivà viêm tai giữa cấp.

Phế cầu khuẩn (S. pneumoniae) là nguyên nhân hàng đầu gây ra những bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ, đặc biệt là 4 bệnh: viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi và viêm taigiữa cấp. Đây là những bệnh có tỉ lệ tử vong và để lại di chứng cao ởtrẻ em. Uớc tính nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm trên toànthế giới do phế cầu. Tuy nhiên điều đáng mừng là chúng ta đã có các giải pháp hiệu quả để “khắc chế” phế cầu khuẩn, một trong số đó là chủng ngừa cho trẻ từ giai đoạn sớm.

Gánh nặng và hậu quả

Viêm phổi là mối đe dọa lớn trên toàn thế giới, với gần 1 triệu ca tửvong hàng năm ở trẻ dưới 5 tuổi, chiếm 1/6 trên tổng số trường hợp tửvong ở độ tuổi này. Viêm phổi do phế cầu là một bệnh cực kỳ nguy hiểm,ước tính tỉ lệ tử vong khoảng từ 10 - 20%, trên 50% ở trẻ nhỏ hoặc ngườigià. Theo BS. Trương Hữu Khanh - Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1TP.HCM cho biết: “Việt Nam là một trong 15 quốc gia chiếm 75% gánh nặngvề viêm phổi trên toàn thế giới và cũng là môi trường có nguy cơ lâynhiễm rất cao”. Triệu chứng bệnh bao gồm: ho nhiều, ớn lạnh, sốt cao, vãmồ hôi, thở nhanh, đau ngực, đau cơ, mệt mỏi và một cơn ho ra đờm; lànhững triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên dễ bị cácbậc phụ huynh xem nhẹ.

Trong khi đó, viêm màng não do phế cầu là bệnh lý đáng lo ngại ở trẻnhỏ với 83% trường hợp thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Hậu quả của viêmmàng não do phế cầu có thể rất trầm trọng: tỉ lệ tử vong tại các nướcđang phát triển thuộc châu Á, châu Phi là trên 50% trong tổng số trẻ mắcbệnh. Ngoài ra, trong số xấp xỉ 30 - 50% có thể qua khỏi cơn nguy hiểmnhưng phải chịu đựng những di chứng lâu dài có thể gây tàn tật như: bịđiếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, trí nhớ kém, và bịchứng đau đầu kéo dài. Các triệu chứng của viêm màng não có thể bao gồm:sốt cao, đau đầu, cứng cổ, khóc khi thay đổi tư thế, thóp phồng ở trẻnhũ nhi, khóc thét, giảm trương lực cơ.

Riêng nhiễm trùng huyết do phế cầu là bệnh cực kỳ nguy hiểm gây tửvong khoảng 20% số ca mắc. Đây là tình trạng thứ phát phổ biến sau viêmphổi phế cầu, xuất hiện trên xấp xỉ 25% tổng số bệnh nhân. Triệu chứngbao gồm: sốt, nhức đầu, đau nhức cơ và ho.

Chủng ngừa cho trẻ từ sớm là biện pháp hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh do phế cầu
Chủng ngừa cho trẻ từ sớm là biện pháp hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh do phế cầu

Tuy ít nghiêm trọng hơn nhưng tần suất mắc phải lại cao hơn nhiều sovới các bệnh nêu trên đó là viêm tai giữa. Đây là một trong những bệnhthường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Trước năm 3 tuổi, ước tính có 80% trẻ em sẽbị ít nhất một lần mắc bệnh viêm tai giữa, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1tuổi và hơn 1/3 trong số đó sẽ bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại (3 lần hoặcnhiều hơn trong 1 năm), đôi khi phải phẫu thuật. Tỉ lệ trẻ mắc viêm taigiữa cao nhất là ở trẻ từ 6 - 18 tháng tuổi do vi khuẩn phế cầu khuẩnvà vi khuẩn Haemophilus influenzae không định týp (NTHi) gây nên. Viêmtai giữa xảy ra do vi khuẩn lây từ trẻ này sang trẻ khác ở nơi đôngngười như: trường học, nhà trẻ, khu vui chơi... Triệu chứng thường thấylà có chất dịch trong tai giữa, đau, sốt, chảy mủ tai hoặc mất thínhgiác làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ, chậm và gây khókhăn trong học tập.

Việc lạm dụng kháng sinh trong công tác điều trị đã gây nên tìnhtrạng đề kháng kháng sinh ngày càng tăng. Theo BS. Khanh: “Phế cầu khuẩnngày càng gia tăng mức độ đề kháng với các loại kháng sinh, gây khókhăn trong việc điều trị và tạo áp lực, gánh nặng lên ngành y tế và toànxã hội khi các loại kháng sinh điều trị ngày càng trở nên kém hiệu quả.Và để điều trị các bệnh do phế cầu khuẩn, phải sử dụng kháng sinh mạnhnhất đồng thời luôn phải phối hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau”.

Phòng bệnh cho trẻ từ sớm

Theo BS. Khanh: “Chúng ta cần xây dựng sự đáp ứng miễn dịch tốt trongcộng đồng, tạo ra môi trường sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ,cho trẻ bú mẹ từ sớm, rửa tay bằng xà phòng, hạn chế sự gia tăng của đềkháng kháng sinh. Đặc biệt chủng ngừa cho trẻ từ sớm là biện pháp hiệuquả để bảo vệ trẻ khỏi các bệnh do phế cầu”.

Hiện nay trên thế giới đã có vắc-xinthế hệ mới phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn. Vắcxin này đã được cấpphép sử dụng ở 120 quốc gia trên toàn thế giới, trải qua nghiên cứu lâmsàng cũng như kinh nghiệm sử dụng thực tế tại nhiều quốc gia khác nhaunhư Mỹ, Canada, và các nước tại khu vực Châu Á, Châu Đại Dương và bờThái Bình Dương và đã có 40 quốc gia đưa vắc-xin mới này vào chươngtrình tiêm chủng quốc gia. Mỗi một liều vắcxin phải trải qua khoảng 520cuộc kiểm tra chất lượng trước khi được cung ứng đến các thị trường vàtin vui là vắcxin này cũng sẽ sớm có mặt tại Việt Nam vào đầu 2015.

HẠNH NGUYÊN



Tag: bệnh phế cầuviêm màng nãoviêm tai giữaviêm phổivắc xin

Bình luận

Bạn cần phải Đăng nhập trước khi gửi bình luận.
 
Ngôn ngữ - Language
Tin nổi bật
Gia tang ty le mac benh dai do meo canHa Noi Be gai 4 tuoi bi cho Pitbull can vao mat phai khau hang chuc muiBenh bach hau lay qua duong nao Cach phong tranh lay nhiemBenh viem mang nao do nao mo cau3 vaccine 6 xet nghiem can cho nguoi tren 50 tuoi5 vaccine va 8 xet nghiem danh cho nam gioi 20-30 tuoiTiem vaccine som hon lich hen duoc khongNguy co mac bach hau uon van ho ga o nhom lon tuoiBien chung khon luong cua benh bach hauVac-xin phe cau Prevenar 13 cho nguoi lon phong benh gi
Khắc chế phế cầu khuẩn, bảo vệ trẻ em Khắc chế phế cầu khuẩn, bảo vệ trẻ em
2.5/5 901