Ngày 8/4, Bộ Y tế tiến hành thử nghiệm lâm sàng vắcxin cúmA(H5N1) trên người, giai đoạn 3 tại Hà Nam. Đây cũng là giai đoạn cuối cùng đểxác định xem có cho phép sản xuất vắc xin trên quy mô đại trà hay không.
Đợt thử nghiệm này sẽ tiến hành trên 1.000 người tình nguyệnở 2 tỉnh là Thanh Hóa và Hà Nam. Những người tham gia thử nghiệm đều được kiểmtra kỹ càng về sức khỏe, phụ nữ không mang thai. Đây là mũi tiêm thứ 2, mũi thứnhất được tiêm cách đây một tháng.
28 ngày sau tiêm, họ sẽ được lấy mẫu máu để xét nghiệm, đánhgiá hiệu quả bảo vệ của vắcxin. Học viện Quân y sẽ hoàn thành giai đoạn thửnghiệm lần cuối này vào tháng 5, rồi chuyển Bộ Y tế nghiệm thu để đưa ra kết quảchính thức.
Trước đó, vắcxin này đã qua thử nghiệm giai đoạn 1 và 2. Kếtquả cho thấy nó an toàn trên người tình nguyện, không gây ra các phản ứng khôngmong muốn trầm trọng, chủ yếu là chỉ là đau tại chỗ tiêm thoảng qua và tự khỏisau 24 giờ mà không cần điều trị. Các chỉ số sinh hóa ở những người tình nguyệnsau khi tiêm vắcxin là bình thường. Vắcxin cho kết quả đáp ứng miễn dịch tốt ở100% các đối tượng được tiêm từ liều 7,5mcg trở lên, đáp ứng tiêu chuẩn củachâu Âu.
Vắcxin phòng cúm A(H5N1) do Công ty Vắcxin và Sinh phẩm số1, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương nghiên cứu từ năm 2004 và được Bộ Y tế côngnhận là 1 trong 26 thành tựu nổi bật. Với việc tự sản xuất được vắcxin cúmtrong nước, Việt Nam có thể chủ động trong việc phòng chống các đại dịch cúm trongtương lai, không bị phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung của nước ngoài.
Tính đến nay, cả nước đã có 123 trường hợp nhiễm cúmA(H5N1), trong đó 61 ca tử vong, tỷ lệ tử vong lên đến 50%.
Phương Trang
Nguồn vnexpress.net
Tag: vắc xin cúm, bệnh cúm, cúm gia cầm, tiêm phòng cúm