Sởi, quai bị, rubella, thủy đậu là những bệnh thường gặp ởtrẻ nhỏ. Tuy nhiên gần đây, số người lớn mắc các bệnh này có xu hướng tăng lên,thậm chí có biến chứng nguy hiểm, theo các chuyên gia của Bệnh viện Nhiệt đớiTrung ương.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đớiTrung ương (Hà Nội) cho biết, gần đây các bệnh truyền nhiễm thông thường như: sởi,quai bị, rubella đều có xu hướng tăng, xuất hiện quanh năm, chứ không chỉ tậptrung vào mùa dịch. Bệnh xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, nhưng đáng chú ý nhữngnăm gần đây số bệnh nhân là người lớn ngày một nhiều hơn.
Lấy ví dụ vụ dịch sởi bùng phát ở Hà Nội cũng như một số tỉnhphía Bắc trong năm 2009, người mắc chủ yếu lại là người lớn, tuổi từ 18 đến hơn40. Đặc biệt, có nhiều trường hợp biến chứng nặng, dẫn tới viêm não, màng não rấtnguy hiểm.
Tiếp tục đến năm 20011 đến lượt dịch rubella bùng phát ở ngườilớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, gây hậu quả rất lớn. Trong năm nay, số bệnhnhân mắc sởi, quai bị, rubella là người lớn cũng chiếm đến 60-70%, tiến sĩ Kínhcho biết.
Cũng theo ông, đáng chú ý là bệnh quai bị, mỗi tháng bệnh việntiếp nhận vài ba ca. Đây đều là những ca nặng, đã có biến chứng như: viêm tụy cấp,viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới, viêm não... Vì thếquá trình điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trung bình thời gian điều trị tạiviện 3-4 tuần. Trong 5 năm sau đó bệnh nhân phải được theo dõi biến chứng.
Lý giải sự thay đổi này, theo tiến sĩ Kính là do trẻ đượctiêm chủng ngừa các bệnh này, trong khi người lớn chưa được tiêm ngừa hoặc đãđược ngừa nhưng đã hết miễn dịch. Bên cạnh đó, nhiều người vì nghĩ đã lớn thì sẽkhông mắc các bệnh này nữa nên không có ý thức phòng. Thực tế những bệnh truyềnnhiễm này mọi người đều có thể mắc.
Đồng tình với quan điểm này, thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phógiám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, đây đều là những bệnhtruyền nhiễm dễ lây, khó phòng trong cộng đồng, thậm chí việc tiếp xúc với ngườimắc nhưng chưa có biểu hiện bệnh đã có thể bị lây.
Trẻ sinh ra chưa có miễn dịch, nguy cơ mắc cao nên được khuyếncáo tiêm ngừa. Tùy từng loại vắcxin mà hiệu lực bảo vệ lâu dài hay vài năm. Lấyví dụ bệnh sởi, nếu một người mắc tự nhiên thì rất hiếm mắc lần 2, trong đời mộtngười ít nhất sẽ mắc một lần, vấn đề là lúc nào, thường là mắc ở độ tuổi 3-4.
"Trước kia, chúng ta thấy khi thấy tiêm phòng trẻ khôngmắc bệnh nữa, nên bao phủ rộng diện tiêm chủng, hy vọng tiêm được cho 99% trẻthì sẽ thanh toán được sởi. Thế nhưng thực sự thì vắcxin sởi không tạo miễn dịchcả đời. Bằng chứng là vụ dịch sởi bùng phát năm 2009, bệnh nhân mắc chủ yếu lạilà những lớn. Cũng vì thế, từ năm ngoái trẻ được tiêm nhắc lại mũi sởi",thạc sĩ Hà phân tích.
Hay như bệnh uốn ván, từ khi thực hiện tiêm chủng mở rộngthì rất ít trẻ bị uốn ván. Thế nhưng miễn dịch của vắcxin chỉ được khoảng 15năm. Thực tế là nhiều thanh niên, người già, trẻ 15 tuổi phải nhập viện vì mắcuốn ván. Trung bình 1 năm, bệnh viện tiếp nhận 100-120 ca, trong khi việc chữanhững ca này rất tốn kém, thạc sĩ Hà cho biết.
Theo các chuyên gia tiêm chủng vắcxin, đặc biệt lưu ý tiêmnhắc lại là biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Nam Phương
Nguồn vnexpress.net
Tag: bệnh sởi, bệnh quai bị, bệnh rubella, bệnh thủy đậu bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng, tiêm phòng, chủng ngừa, chích ngừa