Thời gian qua, bệnh não mô cầu (NMC) được xem là một trong những loại dịchbệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát cao trong cộng đồng. Từ đầu năm đến nay đãcó 5 tỉnh, thành ghi nhận bệnh nhân mắc NMC là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Long An,Bình Phước và Quảng Trị. Đại Đoàn Kết trao đổi với GS-TSKH Nguyễn Văn Mẫn - Chủtịch Hội đồng khoa học Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về sức khỏe cộng đồng vềcăn bệnh này.
GS-TSKH Nguyễn Văn Mẫn cho biết:
- Nhiễm não mô cầu (NKNMC) là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn não mô cầu(Neisseria meningitidis ) gây nên. Vi khuẩn não mô cầu có 13 typ huyết thanhkhác nhau, trong đó 5 typ gây bệnh phổ biến là týp A,B,C,Y và W135. Tại ViệtNam và các nước châu Á, typ gây bệnh chủ yếu là A và C. NKNMC có nhiều thể bệnhkhác nhau như nhiễm khuẩn mũi họng, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, nhiễmkhuẩn huyết tối cấp... Bệnh có thể gây tử vong cao tới 50% trong những nămtrước đây, nhưng nhờ điều trị bằng kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn nên giảmcòn 5-15%. Đặc biệt một số thể bệnh nặng có thể gây tử vong rất nhanh trongvòng 48 giờ. Bệnh thường xuất hiện tản phát và mọi người đều có thể mắc, songhay gặp nhất ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 5 tuổi và nhóm tuổi thanh, thiếu niên14-20 tuổi. Bệnh thường xuất hiện vào lúc chuyển mùa.
Bệnh NKNMC lây truyền như thế nào, thưa GS?
- Bệnh NKNMC lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp (ho, hắt hơihoặc dùng chung các đồ dùng ăn uống..). Nguồn lây truyền bệnh chủ yếu là bệnhnhân và người lành mang vi khuẩn NMC. Trong thời điểm dịch có thể có trên 25%số người bị nhiễm vi khuẩn không có biểu hiện lâm sàng điển hình và trên 50% sốngười khoẻ mang vi khuẩn NMC. Sau thời gian ủ bệnh 2-10 ngày, thông thường từ3-4 ngày, vi khuẩn chỉ gây viêm niêm mạc hầu họng. Trường hợp vi khuẩn xâm nhậpvào máu và màng não tuỷ sẽ gây bệnh các thể nặng.
Làm thế nào để phát hiện chẩn đoán được bệnh ?
- Chẩn đoán bệnh thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, đauđầu dữ dội, buồn nôn và nôn, cổ cứng, có ban và ban hoại tử; Các xét nghiệmmáu. Chẩn đoán xác định trong phòng thí nghiệm là phân lập được song cầu khuẩnNeisseria meningitidis trong dịch não tuỷ hoặc trong máu.
Vậy, việc điều trị bệnh này có khó và cách phòng bệnh thế nào?
- Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, dùng kháng sinh (penixiline,cefalosporine) sẽ có kết quả tốt. Ngoài ra phải có các biện pháp hồi sức và cấpcứu với các thể nặng, tối cấp. Cần lưu ý có 10-15% bệnh nhân sau điều trị khỏivẫn để lại di chứng như tâm thần, liệt, điếc, động kinh.
Bệnh NKMNC có thể gây thành dịch, những địa phương có người NKNMC cần đượccách ly hoặc đưa đến BV điều trị sớm, những người khỏe mạnh hạn chế tiếp xúc vìbệnh lây qua đường hô hấp, không nên tập trung nơi đông người ở nơi đang códịch, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và vệ sinh răng miệng thường xuyên.
Những người tiếp xúc hoặc chăm sóc bệnh nhân cần uống kháng sinh phòngbệnh, rửa tay xà phòng, vệ sinh răng miệng, đeo khẩu trang và cần theo dõi sau10 ngày.
Phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là tiêm văc xin. Sau tiêm 10 ngày, cơ thể sẽcó miễn dịch bảo vệ và kháng thể này sẽ giảm vào năm thứ 3, do vậy sau 3 năm kểtừ mũi tiêm đầu nên tiêm nhắc mũi 2 để duy trì khả năng bảo vệ lâu dài. Các đốitượng cần tiêm là trẻ từ 2-5 tuổi, thanh thiếu niên dưới 20 tuổi, và những đốitượng nguy cơ khác như cán bộ Y tế thường tiếp xúc bệnh truyền nhiễm, nhữngngười làm việc ở nơi tập trung đông người tại các vùng có dịch, các vùng thườngxảy dịch....Văc xin phòng NMC rất an toàn, thường chỉ gây phản ứng nhẹ.
Xin cảm ơn giáo sư.
KN (Thực hiện)
Nguồn daidoanket.vn
Tag: viêm não, não mô cầu, bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn huyết, kháng sinh