Những ngàyqua, thời tiết TP.HCM nóng như đổ lửa. Nắng nóng khiến trẻ em bị các bệnh lý vềhô hấp, tiêu hóa tăng cao chóng mặt. Trẻ bị bệnh chủ yếu nằm trong độ tuổi dưới6.
Ngày 4/4,bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Thủy, Trưởng khoa Khám, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết lượngbệnh nhi không chỉ ở TP.HCM mà các vùng lân cận tới khám bệnh trong tuần quatăng cao rõ rệt. Bác sĩ Thủy nhận định nhiệt độ tại TP.HCM năm nay oi bức khácthường so với năm trước.
Trước đây, mỗingày khoa Khám của của Bệnh viện Nhi Đồng 2 khám cho khoảng 5000 bệnh/ngày, thìbây giờ mỗi ngày khám khoảng trên 5.200 ca.
Các bệnh được ghi nhận tại khoa Khám chủ yếu có liên quan tới yếu tố thời tiếtnhư: Tiêu chảy cấp, tiêu chảy nhiễm trùng, ngộ độc thức ăn, viêm phổi, sốt siêuvi, viêm mũi họng, phế quản.
Ngoài ra, tuần qua, bác sĩ Thủy cũng ghi nhận tình hình bệnh tay chân miệng ởkhoa đang có dấu hiệu gia tăng. Số trường hợp tay chân miệng tới khám là 90ca/ngày (nhiều hơn tuần trước 20 ca/ngày). Đa phần các bệnh nhi tay chân miệng ởđộ 2a.
Tuy chưa tới mức báo động nhưng ngoài các bệnh nói trên, khoa Khám còn tiếp nhậnnhiều bé bị rôm sảy, viêm nhiễm do hăm tã vì…trời quá nóng.
“Trời nóng dẫn tới việc bảo quan thức ăn khó hơn, đồ ăn dễ bị nhiễm khuẩn làmtrẻ có nguy cơ bị ngộ độc cao. Không chỉ thế, khi nóng bức trẻ cũng sẽ uống nướcđá, nước lạnh và tắm nhiều, dễ bị viêm họng, viêm phổi.”, bác sĩ Thủy nói.
Để phòng tránh nguy cơ trẻ bị bệnh do thời tiết nắng nóng, bác sĩ Thủy khuyênphụ huynh phải điều chỉnh quạt, điều hòa phù hợp. Chẳng hạn ban ngày có thể hạnhiệt độ xuống thấp cho mát, nhưng đêm đến nhiệt độ ngoài trời mát hơn, ta cũngphải nâng nhiệt độ máy lạnh lên.
Máy lạnh và quạt phải được vệ sinh sạch sẽ, nếu không sẽ biến thành nơi cư trú,phát tán bụi bẩn, vi khuẩn gây bệnh.
Bác sĩ đang khám cho một bệnh nhi bị sốt siêu vi do nắng nóng. Ảnh: Thanh Huyền.
Đặc biệt, phụhuynh không nên đưa trẻ ra đường khi trời nắng để tránh bị cảm nắng. Dù thời tiếtnóng, toát mồ hôi nhiều, cơ thể cần bù nước nhưng cha mẹ cần lưu ý không cho trẻuống nước lạnh, nhất là nước đá dọc đường. Uống nước lạnh không chỉ làm trẻ bị viêmhọng, sốt mà nguồn nước kém vệ sinh ở hàng quán còn có thể khiến trẻ bị tiêu chảy,ngộ độc.
Thanh Huyền
Nguồn vietnamnet.vn
Tag: trẻ em, bệnh theo mùa, bệnh truyền nhiễm, viêm phổi, bệnh tay chân miệng, viêm họng