Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1cho biết, đây là thời điểm cuối mùa của các dịch bệnh truyềnnhiễm nên số ca nhập viện chỉ rải rác. Tuy nhiên các ca bệnhđều có diễn tiến nặng, một phần là do sự chủ quan của ngườinhà.
Bệnh nhi điều trị viêm não tại phòng cấp cứu, Khoa Nhiễm BV Nhi đồng 1 (TP HCM). Ảnh: Lê Phương. |
Hiện bệnh viện đang có 11 ca viêm não điều trị nội trú. Đa sốbệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, nôn ói,lừ đừ, co giật, sau đó hôn mê. Bệnh diễn tiến nặng, suy hô hấp, phù não, phảithở máy, có thể để lại di chứng. Số ca bệnh tay chân miệng,viêm màng não tuy không tăng đột biến nhưng những ca bệnh nặngvẫn nhập viện rải rác. Bệnh viêm màng não thườngcao điểm vào cuối năm khoảng từ tháng 12 đến tháng 1, bệnh taychân miệng tập trung nhiều vào mùa nắng nóng khoảng tháng 5 đến tháng 10.
"Thông thường thời gian cao điểm dịch mọi người rất cảnhgiác chú ý nên bệnh thường được phát hiện, chữa trị sớm. Ởnhững thời điểm dịch không còn rộ mọi người thường lơ là, ítcảnh giác nên bệnh dễ bị bỏ sót, lúc nhập viện đã diễn tiếnnặng", bác sĩ Khanh cho biết.
Những trẻ nhập viện vì viêm não đa số là trẻ lớn, chưa đượcchích ngừa. Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần đưa trẻ đichích ngừa theo đúng tháng tuổi quy định trong chương trình tiêmchủng quốc gia. Với trẻ lớn mà chưa chích ngừa cần tiến hànhtiêm chủng.
Điều quan trọng phụ huynh cần biết là viêm màng não và viêm nãoNhật Bản là 2 bệnh khác nhau. Do vậy dù đã chích ngừa viêm não Nhật Bảnthì trẻ vẫn có thể bị viêm màng não. Ngoài ra dù đã chích ngừa văcxin phòng viêm màng não do HIB thì trẻ vẫn có thể bị viêm màng não vì bệnh có thể do nhiều loại vi trùng và siêu vi trùng gây ra.
Cần mang trẻ đến bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thườngnhư sốt cao, nôn ói, đau đầu, bỏ ăn, bỏ bú, biếng chơi, thópphồng, co giật... Chú ý giữ ấm cho trẻ, chăm sóc tốttrẻ những lúc thời tiết thay đổi và nhất là lúc có dịch cảm cúm xảy ra.Điều trị kịp thời, tránh để trẻ bị viêm mũi họng kéo dài.