VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

TRUNG TÂM DỊCH VỤ Y TẾ DỰ PHÒNG

Trang chủ | Viện Pasteur | Giới thiệu | Bản đồ | Góp ý |
Liên kết website
  • Doitac01
  • Doitac02
  • Doitac03
  • Doitac04
Báo điện tử
  • Bao Ha Noi Moi
  • Bao Lao Dong
  • Bao Nhan Dan
  • Bao Tien Phong
  • Bao Tuoi Tre
  • Bao VN Express
Thời tiết Thời tiết

Bùng phát dịch bệnh trẻ em

Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là chính thứckhai giảng năm học mới, tuy nhiên tại TPHCM, nhiều trường học sinh đã nhập học.Điều đáng nói, trong những ngày gần đây, bệnh sốt xuất huyết (SXH),tay-chân-miệng (TCM), hô hấp, tiêu chảy... lại bùng phát.

Tay-chân-miệng đến quá sớm!

Tại BV Nhi Đồng 1, trẻ khám và nhập viện tăng đột biến khiến cho BV rơi vàotình trạng quá tải. BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh - chobiết, trẻ mắc bệnh TCM đang tăng nhanh chóng, cụ thể từ 80-100 ca/ngày cách đâykhoảng 1 tháng thì hơn một tuần nay có ngày lên đến 160 ca nhập viện. Số trẻmắc bệnh TCM tăng cao, nhưng so với những tháng trước đó đợt này phần lớn mắcbệnh nhẹ hơn, chỉ 3-5% số ca nhập viện mắc bệnh nặng (độ 3, 4).

“Khoảng 40% số trẻ ở TPHCM, còn lại là các tỉnh chuyển về. Đa số các em mắcbệnh ở thể nhẹ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mắc độ 3-4 do nhập viện quámuộn, nhiều trẻ bị biến chứng thần kinh phải nằm cấp cứu” - BS Khanh chobiết. 

Tại BV Nhi Đồng 2, tình trạng trẻ mắc TCM đến khám và nhập viện cũng tăng tươngtự. Theo BS Trịnh Hữu Tùng - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, hiện mỗi ngày, BVtiếp nhận hơn 100 trẻ mắc bệnh TCM điều trị nội trú. Trong khi đó, tháng trướcmỗi ngày, BV chỉ tiếp nhận có 50-60 trẻ.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP, từ tháng 9 -12 hằng năm, bệnh TCM mới vào mùanhưng hơn hai tuần trở lại đây, số ca đã tăng nhanh, điều này chứng tỏ dịch nămnay đến sớm.

Điều đáng lưu ý cho các bậc phụ huynh, số trẻ mắc TCM nhập viện ở tình trạngnhẹ nhưng triệu chứng của bệnh biểu hiện bên ngoài khiến nhiều người lo lắng lànổi bóng nước to nhiều ở miệng, tay, chân, mông. Tuy nhiên, theo các chuyêngia, triệu chứng của bệnh TCM biểu hiện rầm rộ thường ít đáng lo ngại hơn sovới những ca bệnh ít có triệu chứng.

Năm 2011 – 2012, nhiều trường học đã phải đóng cửa khi bệnh TCM bùng phát nênnhằm tránh tình trạng trên - theo BS Khanh - nếu các trường khi tiếp nhận họcsinh phát hiện trẻ mắc TCM thì phải nhanh chóng cách ly kịp thời, thông báo vớiphụ huynh và cần cho trẻ nghỉ học để tránh lây lan cho những trẻ khác.

Bên cạnh đó, phải tiến hành khử khuẩn thường xuyên sàn nhà, tay nắm cửa, đồchơi, dụng cụ học tập. TCM rất dễ phát hiện, chỉ cần thấy bất cứ học sinh nàocó biểu hiện sốt, bỏ ăn, nổi bóng nước ở miệng, tay, chân thì là TCM và đề nghịcho trẻ khám bệnh ngay. 

Các BV nhi quá tải vì sốt xuất huyết

Song hành với TCM, tại các BV nhi phải lo đối phó với tình trạng bệnh kép nhưSXH, tiêu hóa, hô hấp cũng tăng nhanh. Tại BV Nhi Đồng 2, mỗi ngày BV tiếp nhậngần 400 trường hợp trẻ mắc hô hấp, tăng 30-40% so với nhiều tuần trước đó. Dosố lượng trẻ mắc bệnh tăng đột biến nên xảy ra tình trạng nằm ghép 2-3 bệnhnhân/1 giường. 

Trong khi đó, BS Nguyễn Thành Dũng - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Bệnhnhiệt đới TPHCM - cho biết, không chỉ TCM mà bắt đầu từ tháng 7, số trẻ mắc SXHcũng gia tăng nhanh chóng. “Mỗi ngày có hơn 40 trường hợp mắc SXH nhập việnđiều trị, trong đó có hơn 30 ca là trẻ em”.

Tại khoa SXH của BV Nhi Đồng 1, mỗi ngày cũng có hơn 120 trẻ nhập viện, chủ yếutừ 2 đến 11 tuổi. Do không còn giường, rất nhiều trẻ phải nằm ngoài hành lang.BV Nhi Đồng 2 mỗi ngày tiếp nhận 30 ca SXH. Theo BS Nguyễn Đắc Thọ - Phó Giámđốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM - hiện mỗi tuần cũng có khoảng 300 ca SXH mắcmới.

Để đối phó với dịch bệnh đang tăng nhanh chóng trước mùa tựu trường, Sở Y tếTPHCM sẽ triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường và diệt muỗi, diệt lăng quăngtrên toàn địa bàn TP kể từ ngày 15.8 đến 15.9. Sở Y tế còn phối hợp với ngànhgiáo dục triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường trong trường học cho tất cảtrường học trên địa bàn, dọn dẹp các vật dụng ứ đọng nước, không để lăng quăngvà muỗi phát sinh.

Trước tình trạng SXH tăng nhanh chóng, sáng ngày 15.8, tại TPHCM, Bộ Y tế đã tổchức hội nghị tăng cường phòng, chống SXH với 22 tỉnh, thành khu vực Nam Bộ -nơi được xem là điểm nóng của dịch SXH.

Theo Cục Y tế dự phòng, so với cùng kỳ năm 2011, số mắc SXH trong 7 tháng đầu 2012 đã tăng 35,3% so với cùng kỳ năm 2011 và có các dấu hiệu dịch tăng theo chu kỳ (năm 2011 dịch SXH đã giảm 50% so với 2010). Hiện cả nước ghi nhận gần 40.000 trường hợp mắc SXH tại 52 tỉnh, TP, trong đó có 26 trường hợp tử vong.

VÕ TUẤN

Nguồnlaodong.com.vn


Tag: lại bùng pháttiêu chảyhô hấptay-chân-miệng (tcm)bệnh sốt xuất huyết (sxh)gần đâyđiều đáng nóinhiều trường học sinh đã nhập họctphcmtuy nhiênchính thức khai giảng năm học mớihơn nửa tháng nữa

Bình luận

Bạn cần phải Đăng nhập trước khi gửi bình luận.
 
Ngôn ngữ - Language
Tin nổi bật
Vaccine - vu khi moi trong phong chong sot xuat huyet da co mat tai Viet NamTrien khai so suc khoe dien tu tren toan quoc tu thanh cong tai Ha NoiBo truong Y te Nga tuyen bo vaccine chong ung thu moiMot virus pho bien gay benh ung thu nguy hiem cho nu gioi dang bi xem nheBo Y te thong tin ve co so du dieu kien tiem chung
Bùng phát dịch bệnh trẻ em Bùng phát dịch bệnh trẻ em
2.5/5 1770