VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

TRUNG TÂM DỊCH VỤ Y TẾ DỰ PHÒNG

Trang chủ | Viện Pasteur | Giới thiệu | Bản đồ | Góp ý |
Liên kết website
  • Doitac01
  • Doitac02
  • Doitac03
  • Doitac04
Báo điện tử
  • Bao Ha Noi Moi
  • Bao Lao Dong
  • Bao Nhan Dan
  • Bao Tien Phong
  • Bao Tuoi Tre
  • Bao VN Express
Thời tiết Thời tiết

Nên cho trẻ em tiêm phòng đúng và đủ theo lịch


Nên cho trẻ em tiêm phòng đúng và đủ theo lịch

   
Thời gian gần đây, các bệnh viện đã tiếp nhận một số trường hợp trẻ bị bạch hầu, lao, sởi, quai bị... mặc dù các bệnh nhân nhi này đã được tiêm vắc xin phòng ngừa theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Theo các bác sĩ, trường hợp đã tiêm vắc xin nhưng vẫn bị nhiễm các loại bệnh trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do trẻ được tiêm không đúng, không đủ liều.
 
Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ em được tiêm vắc xin phòng một số bệnh như bạch hầu, sởi, ho gà, bại liệt, uốn ván, lao, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, quai bị, tả, thương hàn… Nhưng gần đây, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân nhi đến điều trị các bệnh này.

Tiêm chủng là cho trẻ tiêm hoặc uống một sinh phẩm mà người ta gọi là vắc xin, để cơ thể trẻ tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh nhằm phòng bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có trẻ mắc những bệnh này dù đã được tiêm phòng. Bác sĩ Phạm Nhật An, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định: Nếu trẻ đã tiêm vắc xin nhưng vẫn mắc bệnh quai bị, sởi, rubella, thủy đậu thường do tiêm không đủ liều, bỏ tiêm giữa chừng, tiêm sớm so với thời gian quy định; hoặc do cơ địa quá yếu, không đáp ứng miễn dịch, tiêm trong lúc đang bị một số bệnh cấp tính như sốt cao, ho nhiều, nhiễm vi rút nặng.

Có thể khẳng định rằng, khi trẻ đã được tiêm vắc xin phòng bệnh thì dù có bị nhiễm bệnh đó thì diễn biến bệnh cũng nhẹ hơn. Ví dụ nếu trẻ tiêm vắc xin lao rồi nhưng vẫn bị lao thì cũng chỉ là lao sơ nhiễm chứ không mắc các thể lao nặng như các cháu không tiêm. Nếu không tiêm phòng thì trẻ có thể bị lao toàn thể, lao não, lao phổi. Tương tự bệnh thủy đậu hay sởi cũng vậy, nếu được tiêm phòng thì trẻ cũng sốt nhẹ hơn, chữa bệnh mau khỏi hơn. Điều này cho thấy việc tiêm phòng cho trẻ là rất cần thiết.

Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, để giảm tình trạng đã tiêm vắc xin rồi mà vẫn bị mắc thì đầu tiên là phải tiêm đầy đủ theo đúng lịch. Nếu được tiêm phòng đầy đủ, khả năng tạo được kháng thể bảo vệ cho cơ thể trẻ là trên 90%; đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hiệu quả tiêm chủng càng cao. Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch không chỉ tạo sức đề kháng chống lại một số bệnh nguy hiểm mà còn giúp tránh được những nguy cơ nhiễm bệnh, nguy cơ tàn tật sau này. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường phòng bệnh theo mùa và chú ý chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Lan Hương

Tag: tiêm vắc xin phòngbệnh nhân nhimặc dùquai bịsởilaobạch hầusố trường hợp trẻbệnh viện đã tiếp

Bình luận

Bạn cần phải Đăng nhập trước khi gửi bình luận.
 
Ngôn ngữ - Language
Tin nổi bật
Bo Y te mo rong do tuoi chi dinh tiem vaccine HPVGia tang ty le mac benh dai do meo canHa Noi Be gai 4 tuoi bi cho Pitbull can vao mat phai khau hang chuc muiBenh bach hau lay qua duong nao Cach phong tranh lay nhiemBenh viem mang nao do nao mo cau3 vaccine 6 xet nghiem can cho nguoi tren 50 tuoi5 vaccine va 8 xet nghiem danh cho nam gioi 20-30 tuoiTiem vaccine som hon lich hen duoc khongNguy co mac bach hau uon van ho ga o nhom lon tuoiBien chung khon luong cua benh bach hau
Nên cho trẻ em tiêm phòng đúng và đủ theo lịch Nên cho trẻ em tiêm phòng đúng và đủ theo lịch
4.5/5 7216