VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

TRUNG TÂM DỊCH VỤ Y TẾ DỰ PHÒNG

Trang chủ | Viện Pasteur | Giới thiệu | Bản đồ | Góp ý |
Liên kết website
  • Doitac01
  • Doitac02
  • Doitac03
  • Doitac04
Báo điện tử
  • Bao Ha Noi Moi
  • Bao Lao Dong
  • Bao Nhan Dan
  • Bao Tien Phong
  • Bao Tuoi Tre
  • Bao VN Express
Thời tiết Thời tiết

Người dân cần cẩn thận với bệnh liên cầu khuẩn lợn


Người dân cần cẩn thận với bệnh liên cầu khuẩn lợn

 

Bệnh nhân Trần Quang Long ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh làm nghề dịch vụ ăn uống bán cháo lòng tiết canh bị nhiễm liên cầu lợn nhập Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong tình trạng bị hoại tử tay và chân, nhiễm trùng máu, co thắt mạch,tắc mạch máu và kèm theo suy thận (ảnh: Dương Ngọc).
 
Hiện nay, bệnh liên cầu khuẩn lợn ở người đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Nguyên nhân được xác định là do giết mổ lợn nhiễm bệnh và ăn các chế phẩm từ lợn bị bệnh.
 
Tại Khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế có 2 bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn đang được điều trị tích cực sau khi ăn phải thịt lợn nhiễm bệnh tai xanh. Một bệnh nhân trú tại xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, Quảng Trị, nhập viện ngày 29/4; bệnh nhân còn lại ở huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, nhập viện ngày 24/4. Trước đó, ở tỉnh Quảng Trị cũng có 2 người bị nhiễm bệnh liên cầu khuẩn lợn vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị. Nguyên nhân ban đầu được xác định, các bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn ở Thừa Thiên Huế đã mua phải thịt lợn nhiễm bệnh tai xanh ở chợ về ăn. Còn với 2 bệnh nhân ở Quảng Trị do tự làm thịt lợn chết để ăn.

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, ngày 7/5, đã tiếp nhận 3 bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn, trong đó một bệnh nhân quê ở Thái Bình và một bệnh nhân ở Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng sốc, sức khỏe nguy kịch vì nhiễm khuẩn rất nặng, phải thở máy. Còn bệnh nhân ở Hà Nội, tình trạng bệnh nhẹ hơn, sức khoẻ đang dần ổn định. Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, do bệnh nhân nữ ở Thái Bình nhập viện ở giai đoạn bệnh muộn, sau ba ngày điều trị tích cực không có tiến triển nên gia đình đã xin cho bệnh nhân về. Còn bệnh nhân nam ở Hà Tĩnh cũng trong tình trạng xuất huyết, sốc nhiễm khuẩn nặng, rối loạn đông máu và suy cấp tạng…. hiện đang được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức cấp cứu. Tuy nhiên, phải qua 3 lần lọc máu mới có thể khẳng định bệnh nhân này có qua khỏi hay không. Tính từ đầu năm 2011 đến nay, chỉ riêng tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận điều trị cho 7 bệnh nhân mắc liên cầu lợn, rải rác ở các tỉnh như: Hà Nam, Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Tĩnh.
 
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, cứ vào mùa dịch lợn tai xanh thì số bệnh nhân mắc bệnh nhiễm liên cầu khuẩn lợn càng gia tăng. Nguyên nhân do tình trạng giết mổ gia súc bị bệnh không an toàn hoặc ăn thịt lợn bệnh. Mặc dù Bộ Y tế khuyến cáo nhiều về bệnh này trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng hiện nay nhiều người dân vẫn dửng dưng, hoặc hiểu lơ mơ về dịch bệnh này.
 
Hiện nay, bệnh liên cầu khuẩn lợn rất dễ mắc vì dịch bệnh tai xanh ở lợn đang hoành hành. Thời tiết nóng lạnh thất thường khiến các loại vi khuẩn gây bệnh dễ phát triển. Trong khi lợn mang vi khuẩn là nguồn lây nhiễm chính cho người qua đường ăn uống không đảm bảo vệ sinh.
 
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu và điều trị tích cực - BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, không chỉ lợn ốm mà ngay trong lợn lành cũng có một số con có liên cầu khuẩn lưu trú ở vùng hầu họng (lợn lành mang vi trùng) nên nếu ăn các sản phẩm chưa nấu chín thì dù là thịt lợn lành vẫn có thể bị bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà khuyến cáo, người bệnh bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn có triệu chứng sốt cao, đau đầu, buồn nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác, xuất huyết... Nếu bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn không được cấp cứu kịp thời thì chỉ sau 2 giờ sẽ chuyển qua giai đoạn nặng với các triệu chứng như truỵ mạch, suy đa tạng (tổn thương tim, phổi, gan, nhiễm trùng máu...), khả năng tử vong rất cao.

Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cũng khuyến cáo, để phòng bệnh liên cầu khuẩn, người dân cần tẩy trùng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khi giết mổ, chế biến thịt lợn cần đảm bảo vệ sinh và đeo găng tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với thịt lợn bệnh. Không ăn thức ăn từ thịt lợn chưa được nấu chín, đặc biệt là tiết canh sống. Nếu thấy có các dấu hiệu như: sốt cao đột ngột, mệt mỏi, rét run, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn ý thức, mê sảng, có tiền sử tiếp xúc với lợn bệnh, ăn thực phẩm chưa nấu kỹ, thực phẩm tái (nem chua, nem chạo, tiết canh...) thì nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị sớm, tránh bệnh diễn biến nặng

                                                                                                                  Lan Hương



Tag: giết mổ lợn nhiễm bệnhxác địnhnguyên nhândiễn biến phức tạpchiều hướng gia tăngngườibệnh liên cầu khuẩn lợn

Bình luận

Bạn cần phải Đăng nhập trước khi gửi bình luận.
 
Ngôn ngữ - Language
Tin nổi bật
Gia tang ty le mac benh dai do meo canHa Noi Be gai 4 tuoi bi cho Pitbull can vao mat phai khau hang chuc muiBenh bach hau lay qua duong nao Cach phong tranh lay nhiemBenh viem mang nao do nao mo cau3 vaccine 6 xet nghiem can cho nguoi tren 50 tuoi5 vaccine va 8 xet nghiem danh cho nam gioi 20-30 tuoiTiem vaccine som hon lich hen duoc khongNguy co mac bach hau uon van ho ga o nhom lon tuoiBien chung khon luong cua benh bach hauVac-xin phe cau Prevenar 13 cho nguoi lon phong benh gi
Người dân cần cẩn thận với bệnh liên cầu khuẩn lợn Người dân cần cẩn thận với bệnh liên cầu khuẩn lợn
2.5/5 6091