VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

TRUNG TÂM DỊCH VỤ Y TẾ DỰ PHÒNG

Trang chủ | Viện Pasteur | Giới thiệu | Bản đồ | Góp ý |
Liên kết website
  • Doitac01
  • Doitac02
  • Doitac03
  • Doitac04
Báo điện tử
  • Bao Ha Noi Moi
  • Bao Lao Dong
  • Bao Nhan Dan
  • Bao Tien Phong
  • Bao Tuoi Tre
  • Bao VN Express
Thời tiết Thời tiết

Cẩn trọng với biến chứng thủy đậu

Từ đầu năm đến nay, số lượng bệnh nhân khám và điều trị bệnhthủy đậu tại nhiều cơ sở y tế ở miền Bắc tăng mạnh so với mọi năm. Đáng tiếc làcó khá nhiều trẻ mắc bệnh thủy đậu bị biến chứng nặng như viêm não, nhiễm trùngmáu, nhiễm trùng uốn ván...

PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễtrung ương trao đổi với phóng viên báo Tin Tức xung quanh vấn đề này.

Vì sao năm nay số lượng bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu ở miền Bắc lại tăng hơn sovới mọi năm, thưa ông?

Khi người bệnh có triệu chứng của thủy đậu cùng với sốt cao, đau đầu, hốt hoảng, li bì, co giật... thì phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Tình trạng tăng số ca mắc thủy đậu năm nay có thể là tăngtheo chu kỳ của bệnh. Đây là đặc điểm của hầu hết các bệnh nhiễm trùng lây truyềntheo đường hô hấp mà chưa triển khai vắcxin trong Chương trình Tiêm chủng cho tấtcả trẻ em. Khi xảy ra dịch, mọi người đều có cảm nhiễm với thủy đậu và có thể mắcbệnh từ nhẹ đến nặng. Thông thường bệnh ở người lớn nặng hơn ở trẻ em. Sau khimắc bệnh, người ta sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời, ít khi mắc lại lần thứhai. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp những trường hợp tái nhiễm có hay không có biểuhiện lâm sàng. Sau vài năm, khi số trẻ sinh ra và lớn lên mà trước đó chưa mắcbệnh, có tính cảm nhiễm cao, tích lũy sau vài năm với số lượng đủ lớn thì sẽgây thành dịch. Chu kỳ này thường là 3 - 5 năm. Virút gây bệnh thủy đậu thườngít có biến đổi về kháng nguyên.

Hiện nay, các bà mẹ thường tự điều trị bệnh thủy đậu cho con trẻ tại nhà. Vậy,xin ông cho biết nếu điều trị không đúng cách thì bệnh thủy đậu có thể gây biếnchứng gì và cách phòng tránh ra sao?

Mặc dù bệnh thường nhẹ và lành tính ở trẻ em, nhưng đôi khibệnh thủy đậu gây biến chứng nặng như: Viêm phổi tiên phát (thường ở người lớn),nhiễm trùng huyết, viêm não, để lại di chứng thần kinh và tử vong. Các vết loétdo mụn nước vỡ ra có thể bị nhiễm trùng thứ phát do các vi khuẩn. Phụ nữ trongđộ tuổi sinh đẻ nếu mang thai và bị nhiễm virút Varicella zoster có nguy cơ sảythai, đẻ non. Đặc biệt, nếu thai phụ nhiễm virút trong ba tháng đầu của thai kỳthì sau này trẻ có nguy cơ cao mắc hội chứng dị tật bẩm sinh như điếc, mù, bệnhtim bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ… Ở bệnh nhân nhiễm HIV, bệnh cũng diễn biếnnặng hơn và hay bị tái phát. Trẻ em đang điều trị các thuốc ức chế miễn dịchcũng có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong. Các biến chứng nặng thường xảy ra phổbiến ở người lớn. Tỷ lệ chết/mắc ở người lớn khoảng 1/100.000 người, cao hơn gấp30 - 40 lần so với trẻ em 5 - 9 tuổi.

Thủy đậu vốn là một bệnh nhẹ nhưng nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịpthời và đúng cách, bệnh sẽ nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đã nêu.Do đó, phụ nữ mang thai không được tiếp xúc với người bệnh. Trẻ bệnh phải đượccách ly, theo dõi trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi bong hếtvẩy và cần nghỉ học 7 - 10 ngày. Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ, giữ sạchtay và cắt ngắn móng tay. Hạ sốt bằng Paracetamol (không được dùng Aspirin).Bôi kem Acyclovir 5% để giảm ngứa, hạn chế thương tổn và bội nhiễm. Khi nốt phỏngvỡ, bôi thuốc xanh methylen làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn; không đượcbôi mỡ Tetracyclin, mỡ Penicillin hay thuốc đỏ. Nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩnnhư Chloramphenicol 4 phần nghìn. 

Tại sao Bộ Y tế chưa đưa loại vắcxin này vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng,thưa ông?

Theo PGS.TS Phạm Nhật An, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi TƯ: Số lượng bệnh nhi nhập viện điều trị vì biến chứng thủy đậu năm nay nhiều hơn hẳn so với mọi năm. Một số biến chứng ở bệnh nhi mắc thủy đậu gồm: Nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng, viêm não, viêm cầu thận cấp… “Tại Khoa đang điều trị cho một trường hợp mắc thủy đậu (Nghệ An) bị biến chứng nhiễm trùng uốn ván rất nặng, nhiều khả năng do vệ sinh không đúng cách nên vi trùng uốn ván xâm nhập qua các nốt thủy đậu...”, PGS.TS Phạm Nhật An khuyến cáo.

Việc đưa vắcxin này vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng tùythuộc vào gánh nặng bệnh tật, tỷ lệ mắc bệnh, tử vong, giá thành hiệu quả củaviệc tiêm chủng và các nguồn lực. Một số nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản đãđưa tiêm phòng thủy đậu vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia và cho thấycó hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu. Ở các nước đang pháttriển, các bệnh khác đóng vai trò quan trọng hơn và triển khai các vắcxin cótác động lớn hơn như: Bệnh viêm gan B, viêm phổi do Hib, tiêu chảy dorotavirút… Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới chưa khuyến cáo đưa vắcxin thủy đậuvào Chương trình Tiêm chủng mở rộng ở các nước đang phát triển.

Để tự phòng bệnh, người dân nên chủ động tiêm phòng vắcxin thủy đậu như thếnào? 

Tiêm phòng vắcxin thủy đậu là biện pháp có hiệu quả nhất để phòng bệnh. Vắcxinđược tiêm lúc trẻ được 1 tuổi trở lên. Về nguyên tắc tiêm 1 mũi vắcxin thủy đậu(tiêm dưới da 0,5ml) là đủ (bất kể ở lứa tuổi nào). Tuy nhiên, một số nước trênthế giới tiến hành tiêm nhắc lại mũi vắcxin thứ hai lúc trẻ 4- 6 tuổi hay lớnhơn để đạt hiệu quả bảo vệ tối đa.

Lưu ý, phụ nữ ở tuổi sinh đẻ nên tiêm vắcxin phòng thủy đậu để đề phòng hội chứngdị tật bẩm sinh ở trẻ em. Nếu dự kiến có thai thì cần phải theo dõi ít nhất 1tháng sau khi tiêm vắcxin và tốt nhất chỉ nên mang thai sau khi tiêm vắcxin 3tháng.

Xin cảm ơn ông!

Phương Liên (thực hiện)

Nguồn baotintuc.vn


Tag: bệnh thủy đậutiêm phòng thủy đậuvắc xin thủy đậu

Bình luận

Bạn cần phải Đăng nhập trước khi gửi bình luận.
 
Ngôn ngữ - Language
Tin nổi bật
Vaccine - vu khi moi trong phong chong sot xuat huyet da co mat tai Viet NamTrien khai so suc khoe dien tu tren toan quoc tu thanh cong tai Ha NoiBo truong Y te Nga tuyen bo vaccine chong ung thu moiMot virus pho bien gay benh ung thu nguy hiem cho nu gioi dang bi xem nheBo Y te thong tin ve co so du dieu kien tiem chung
Cẩn trọng với biến chứng thủy đậu Cẩn trọng với biến chứng thủy đậu
2.0/5 2020