VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG

TRUNG TÂM DỊCH VỤ Y TẾ DỰ PHÒNG

Trang chủ | Viện Pasteur | Giới thiệu | Bản đồ | Góp ý |
Liên kết website
  • Doitac01
  • Doitac02
  • Doitac03
  • Doitac04
Báo điện tử
  • Bao Ha Noi Moi
  • Bao Lao Dong
  • Bao Nhan Dan
  • Bao Tien Phong
  • Bao Tuoi Tre
  • Bao VN Express
Thời tiết Thời tiết

Trẻ bị dính thắng lưỡi, khi nào nên cắt ?



Theo bác sĩ Đỗ Thị Tú Anh, Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh, khá nhiều trẻ mắc phải. Việc cắt thắng lưỡi sớm hay muộn tùy thuộc vào các cấp độ dính thắng lưỡi của trẻ.

4 ảnh hưởng của dính thắng lưỡi tới sự phát triển của trẻ 

Theo bác sĩ Đỗ Thị Tú Anh, Trưởng khoa Răng hàm mặt - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI, dính thắng lưỡi (dính phanh lưỡi) là sự bất thường về cấu trúc giải phẫu bẩm sinh ở trẻ. Đây là tình trạng phanh lưỡi (lớp màng niêm mạc mỏng dính từ sàn miệng tới mặt dưới của lưỡi) bị ngắn, làm cho mọi chuyển động của lưỡi gặp khó khăn.

Trẻ bị dính thắng lưỡi, khi nào nên cắt? - 1
Nhiều trẻ bị dính thắng lưỡi cần phẫu thuật để không ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và khả năng ngôn ngữ của bé (Ảnh: TCI).

Tuy là một dị tật nhỏ, song dính thắng lưỡi gây ra 4 ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của trẻ:

Hạn chế vận động của lưỡi: tùy theo mức độ dính, mà dị tật này có thể ảnh hưởng ít hay nhiều tới sự vận động của lưỡi. Dính thắng lưỡi khiến trẻ không thể đưa lưỡi lên trên, chạm vào vòm miệng, hoặc đưa sang 2 bên chạm vào niêm mạc má.

Ảnh hưởng khả năng nhai, nuốt, ăn uống: trẻ bị dính thắng lưỡi thường khó bú mẹ, khiến mẹ bị đau núm vú. Trẻ bú bình cũng khó khăn, bú chậm, cáu gắt do bú được ít. Từ đó dẫn tới tình trạng trẻ tăng cân chậm. Dính thắng lưỡi cũng khiến cử động nhai nuốt của bé khó khăn, dễ dẫn tới khớp cắn hở.

Ảnh hưởng tới răng của trẻ: ở giai đoạn mọc răng, dính thắng lưỡi có thể làm nghiêng răng cửa phía dưới, hoặc kéo các răng cửa phía dưới ngả vào trong. Đồng thời, dính thắng lưỡi cũng làm ảnh hưởng tới nha chu, như co kéo và gây tụt lợi ở mặt trong răng của hàm dưới. 

Ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ: do cử động lưỡi kém linh hoạt, đặc biệt trong việc uốn cong hoặc đưa lưỡi ra phía trước nên khi trẻ tập nói, tập phát âm, trẻ sẽ phát âm các âm: ch, d, l, r, t… tùy theo mức độ dính. Đối với trẻ lớn, khi phát âm, nếu chú ý, bạn sẽ thấy, hơi luồn sang hai bên má.

Trẻ dính thắng lưỡi: có cần cắt ngay hay không?

Trẻ bị dính thắng lưỡi, khi nào nên cắt? - 2
Cắt thắng lưỡi là một thủ thuật đơn giản và an toàn, thực hiện nhanh chóng (Ảnh: TCI).

Dính thắng lưỡi được chia làm 4 mức độ như sau: 

Độ 1: dính lưỡi nhẹ, phần lưỡi di động từ 12 - 16mm.

Độ 2:  mức độ dính trung bình, phần lưỡi di động từ 8 - 11mm.

Độ 3: mức độ dính nặng khi phần lưỡi di động từ 3 - 7mm.

Độ 4: mức độ dính hoàn toàn khi phần lưỡi di động nhỏ hơn 3mm.

Nhiều phụ huynh cho rằng, trẻ cần cắt thắng lưỡi càng sớm càng tốt để không bị ảnh hưởng tới khả năng tập nói, và cắt sớm trẻ sẽ không đau. Tuy nhiên, theo bác sĩ Tú Anh, việc cắt thắng lưỡi sớm hay muộn tùy thuộc vào các cấp độ dính thắng lưỡi của trẻ như đã nêu ở trên.

"Thực tế thì trẻ cắt sớm cũng được, nhưng tại Thu Cúc TCI, chúng tôi thường khuyên ba mẹ đợi con được 5 - 6 tháng mới cắt là tốt nhất. Lý do là bởi ở giai đoạn này, các con đã có số cân nặng ổn, sức đề kháng tốt, thì khả năng lành thương sẽ tốt hơn", bác sĩ Tú Anh nói. 

Thủ thuật cắt thắng lưỡi: 2 lựa chọn cho ba mẹ

Trẻ bị dính thắng lưỡi, khi nào nên cắt? - 3
Các bác sĩ chuẩn bị cho ca phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi bằng dao Plasma (Ảnh: TCI).

Bác sĩ Tú Anh cho hay, hiện nay có 2 phương pháp phổ biến áp dụng trong cắt thắng lưỡi cho trẻ, đó là cắt bằng dao Laser và dao Plasma. Phương pháp dao Laser có chi phí thấp hơn, phương pháp này gây tê cục bộ, sau đó sử dụng dao laser để xử lý phần phanh lưỡi bị sai vị trí. Để thực hiện cắt bằng laser, phương pháp này đòi hỏi trẻ có khả năng phối hợp, hoặc phụ huynh có thể giữ trẻ. Sau khi cắt, trẻ có thể bị đau nhẹ và cần kiêng một số thực phẩm.

Phương pháp tối ưu hơn là cắt thắng lưỡi bằng dao Plasma hiện đại. Để thực hiện, trẻ cần được nhịn ăn, uống tối thiểu 6 giờ trước khi phẫu thuật. Trước khi cắt, trẻ được áp mê với liều lượng thấp, do vậy quá trình phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, khoảng vài phút, trẻ không bị đau và quấy khóc. Đặc biệt, dao Plasma có khả năng cắt đốt và cầm máu tại chỗ, do đó trẻ không bị chảy máu trong và sau phẫu thuật. Kết thúc phẫu thuật, trẻ có thể ăn uống bình thường, theo dõi tại viện 1 giờ và sau đó xuất viện.

Trẻ bị dính thắng lưỡi, khi nào nên cắt? - 4
Hiện nay có 2 phương pháp phổ biến áp dụng trong cắt thắng lưỡi cho trẻ, đó là cắt bằng dao Laser và dao Plasma (Ảnh: TCI).

Theo bác sĩ Tú Anh, trong những tháng đầu đời, phụ huynh cần quan sát trẻ. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như trẻ gặp khó khăn khi bú, lưỡi không thể di chuyển sang 2 bên hoặc đưa ra ngoài môi… hãy đưa trẻ đi khám và được tư vấn về cắt thắng lưỡi, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Theo https://dantri.com.vn/suc-khoe/tre-bi-dinh-thang-luoi-khi-nao-nen-cat-20231106141317191.htm


Tag: trẻcấp độ dính thắng lưỡimuộn tùy thuộcviệc cắt thắng lưỡi sớmkhá nhiều trẻ mắc phảidị tật bẩm sinhdính thắng lưỡitrưởng khoa răng hàm mặt - bệnh viện đa khoa quốc tế thu cúcbác sĩ đỗ thị tú anh

Bình luận

Bạn cần phải Đăng nhập trước khi gửi bình luận.
 
Ngôn ngữ - Language
Tin nổi bật
Vaccine - vu khi moi trong phong chong sot xuat huyet da co mat tai Viet NamTrien khai so suc khoe dien tu tren toan quoc tu thanh cong tai Ha NoiBo truong Y te Nga tuyen bo vaccine chong ung thu moiMot virus pho bien gay benh ung thu nguy hiem cho nu gioi dang bi xem nheBo Y te thong tin ve co so du dieu kien tiem chungRua tay dung cach bang xa phong de phong benhMo rong do tuoi chi dinh tiem vaccine ngua HPV
Trẻ bị dính thắng lưỡi, khi nào nên cắt ? Trẻ bị dính thắng lưỡi, khi nào nên cắt ?
0.0/5 0