Các nhà khoa học thuộc Học viện Quân Y vừa nghiên cứu và chếtạo thành công bộ chẩn đoán lao mPCR có khả năng tóm gọn vi khuẩn lao mang đặctính riêng của Việt Nam mà các bộ kit trên thế giới bó tay.
PGS-TS Nguyễn Thái Sơn, Chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh Y học Bệnhviện 103 (Học viện Quân y), cho biết xác định vi khuẩn lao bằng phương pháp soikính hiển vi tuy đơn giản nhưng hiệu quả thấp vì phải có nhiều vi khuẩn mớiphát hiện được. Nuôi cấy vi khuẩn lao được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoánnhưng mất nhiều thời gian; phải đợi 1-2 tháng mới có kết quả xét nghiệm cuốicùng thì bệnh đã trở nên nặng và khó tránh khỏi lây lan ra cộng đồng.
Theo chương trình chống lao quốc gia, tỷ lệ kháng thuốc tiênphát (người lần đầu tiên mắc bệnh lao và kháng thuốc luôn) là 30,7%, thuộc loạicao trên thế giới, tỷ lệ kháng đa thuốc chung là 4%.
Thế giới đã có một số kit thương phẩm chẩn đoán nhanh vi khuẩnlao kháng thuốc do nước ngoài sản xuất. Tuy nhiên, chưa có dữ liệu nào về đặcđiểm phân tử của vi khuẩn lao kháng đa thuốc ở Việt Nam nên không có cơ sở để sửdụng các bộ chẩn đoán ngoại với giá cũng không rẻ.
Để khắc phục những hạn chế đó, PGS-TS Nguyễn Thái Sơn và cáccộng sự đã nghiên cứu thành công bộ chẩn đoán đa mồi có tên mPCR, phù hợp với đặctrưng vi khuẩn lao ở Việt Nam.
Không bỏ sót
Một số nghiên cứu mới đây phát hiện ra các chủng lao ở ViệtNam và một số nước Đông Nam Á có một tỷ lệ khuyết gene đặc trưng mang tênIS6110. Nếu Việt Nam áp dụng nguyên bản các kit nhập sẽ bỏ sót những trường hợpnhiễm chủng vi khuẩn lao khuyết gene IS6110.
Khi nghiên cứu về đặc điểm phân tử vi khuẩn lao ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu còn phát hiện đột biến ở những chủng lao Việt Nam xảy ra tại nhiều điểm khác nhau. Dù thế, giá bộ chẩn đoán sẽ chỉ bằng nửa giá bán của nước ngoài. |
Dựa trên nghiên cứu trước đó của các tác giả nước ngoài và mộtsố tác giả trong nước về vấn đề khuyết gene IS6110 và những gợi ý về các genekhác cho chẩn đoán lao,
Các nhà khoa học Học viện Quân y lại phát hiện một vấn đề mới.Đó là tỷ lệ khuyết chính hai gene mới, IS1081 và 23S, ở các chủng lao Việt Nam.Như vậy cần sử dụng cả ba gene đích đồng thời khi chẩn đoán nhằm tránh bỏ sótcác trường hợp mang vi khuẩn lao gây bệnh.
Do có tới ba gene riêng biệt nên cần tới ba phản ứng khácnhau để phát hiện. Nếu chạy ba phản ứng chuỗi Polymerase (PCR) đồng thời như vậysẽ tốn kém và phức tạp. Vì thế các nhà khoa học hướng tới mục tiêu kết hợp pháthiện được ba gene đích trong cùng một phản ứng PCR.
Cuối cùng nhóm nghiên cứu đã tạo được kit chẩn đoán với cácthành phần đã được tính toán phối trộn tối ưu để đảm bảo chúng hoạt động đồngthời và tạo ra một phản ứng PCR đa mồi cho chẩn đoán nhanh vi khuẩn lao, phù hợpvới các chủng lao ở tại Việt Nam.
Thái Hà
Nguồntienphong.vn
Tag: vi khuẩn lao, xét nghiệm lao, tiêm phòng lao, bệnh lao